Hãng AP giới thiệu một nghiên cứu lấy tế bào gốc của một mắt để điều trị thương tật cho mắt còn lại.

Liệu pháp tế bào gốc điều trị mắt bị thương tật

Cẩm Bình | 20/08/2023, 16:03

Hãng AP giới thiệu một nghiên cứu lấy tế bào gốc của một mắt để điều trị thương tật cho mắt còn lại.

Công dân bang Alabam (Mỹ) Phil Durst tự cào mặt mình khi hóa chất từ máy rửa chén phun vào mắt ông gây nên cơn đau khó tả. Mắt trái bị tai nạn lao động năm 2017 khiến ông mất thị lực, không chịu được ánh sáng và bị đau đầu 4 - 5 lần mỗi ngày.

Sau đó Durst trải qua một quy trình thử nghiệm điều trị thương tật ở mắt trái bằng tế bào gốc lấy từ mắt phải: “Tôi từ tình trạng mù hoàn toàn với đau đầu gây suy nhược cải thiện đến có thể nhìn đủ rõ để lái xe, thoát khỏi bóng tối theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen”.

Ông là một trong 4 bệnh nhân được tham gia thử nghiệm cấy ghép tế bào gốc điều trị thương tật ở mắt. Dù đôi khi cần tiến hành điều trị bổ sung, giới chuyên gia nhận định liệu pháp này mang lại hy vọng cho trường hợp có ít lựa chọn điều trị.

lieeyes.jpg
Ông Phil Durst lấy lại thị lực nhờ liệu pháp cấp ghép tế bào gốc - Ảnh: AP

Liệu pháp trên được dùng để điều trị hội chứng thiếu tế bào gốc vùng rìa giác mạc, xảy ra sau khi bỏng hóa chất hoặc bị thương tật mắt khác. Bệnh nhân không có tế bào vùng rìa (vốn rất cần thiết để bổ sung và duy trì lớp ngoài cùng giác mạc) không thể tiến hành cấy ghép giúp cải thiện thị lực.

Bác sĩ nhãn khoa Ula Jurkunas (Bệnh viện Tai - Mắt Mass) - người dẫn đầu thử nghiệm - cho biết liệu pháp mới lấy một mẫu sinh thiết nhỏ tế bào gốc từ mắt khỏe mạnh, sau đó mở rộng và phát triển chúng trên mô ghép nuôi cấy trong phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu ung thư Dana-Farber.

Vài tuần sau mô được được cấy vào mắt thương tật. Durst là bệnh nhân đầu tiên trải qua quy trình thử nghiệm.

“Điều tuyệt nhất ở liệu pháp là sử dụng mô của chính bệnh nhân chứ không phải của mô hiến có khả năng cơ thể bài xích”, theo bác sĩ Jurkunas. Bà cũng nhấn mạnh cách này tốt hơn liệu pháp mảnh mô tế bào gốc lớn từ mắt khỏe mạnh ghép cho mắt thương tật, đem đến nguy cơ làm hỏng cả mắt khỏe mạnh.

Cả hai mắt của Durst đều chịu thương tổn ở tai nạn lao động năm 2017. Trong 6 - 8 tháng, thị lực của ông kém đến mức phải nhờ vợ hoặc con trai đưa đi khắp nơi. May mắn là mắt phải ít thương tổn hơn nên có thể cung cấp tế bào gốc.

Tất cả bệnh nhân tham gia thử nghiệm đều thấy bề mặt giác mạc mắt mình phục hồi. Durst cùng một bệnh nhân khác đã có thể cấy ghép được giác mạc nhân tạo, hai người còn lại báo cáo thị lực cải thiện nhiều.

Theo bác sĩ Jurkunas, ước tính mỗi năm sẽ có khoảng 1.000 người ở Mỹ được hưởng lợi từ cấy ghép tế bào gốc này. Phương pháp này cũng đã được nghiên cứu ở Nhật Bản.

Nhóm nghiên cứu đang hoàn thiện giai đoạn tiếp theo của thử nghiệm lâm sàng với 15 bệnh nhân. Một trong số này là Nick Kharufeh bị tia lửa pháo hoa bắn vào mắt năm 2020.

Kharufeh chuyển từ California đến Boston để tham gia thử nghiệm. Giờ đây anh đã có thể nhìn đủ rõ để lái một chiếc máy bay nhỏ.

“Dù đã từ bỏ dự định trở thành phi công dân sự, tôi vẫn bay bất cứ khi nào tôi quay lại California. Tôi yêu việc được bay. Tôi thực sự biết ơn vì họ cho tôi cơ hội tham gia thử nghiệm, liệu pháp đã giúp tôi rất nhiều”, Kharufeh chia sẻ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
39 phút trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liệu pháp tế bào gốc điều trị mắt bị thương tật