Tối 7.11, người thân đã đón ông Phạm Văn Bình (SN 1954) trở về quê nhà tại thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sau 39 năm mất tin và được báo tử từ 25 năm trước.

Liệt sĩ được báo tử 25 năm trở về từ Campuchia

Quang Cường | 08/11/2018, 14:41

Tối 7.11, người thân đã đón ông Phạm Văn Bình (SN 1954) trở về quê nhà tại thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sau 39 năm mất tin và được báo tử từ 25 năm trước.

Ngày 8.11, chính quyền xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xác nhận một người đàn ông đi chiến đấu ở chiến trường Campuchia, bặttin từ năm 1979, đã được báo tử và xác nhận liệt sĩ từ năm 1993, nay trở về nhà tại thôn Mỹ Lợi.

Ông Nguyễn Anh Ngọc, Chủ tịch xã Kỳ Sơn cho biết người vừa trở về từ Campuchia là ông Phạm Văn Bình (SN 1954), đã đượcbáo tử và xác nhận liệt sĩ từ năm 1993. Khi mẹ ông Bình còn sống, bà cụđã được hưởng chính sách thân nhân liệt sĩ, tuy nhiên hiện nay các cụ đãmất nên gia đình người cháu của ông Bình chỉ nhận được chế độ hương khóivà quà vào nhữngngày lễ tết.

Giấy báo tử vàxác nhận ông Phạm Văn Bình là liệt sĩ - Ảnh: Quang Cường

Theo giấy báo tử, ông Phạm Văn Bình (SN 1954) cấp bậc hạ sĩ, chức vụ chiến sĩ. Ông Bình nhập ngũ tháng 9.1977, công tác tại đơn vị Đoàn 8, Quân khu 9; hy sinh ngày 21.2.1979 tại chiến trường Campuchia trong trường hợp chiến đấu, mất tin.

Tại ngôi nhà của người cháu (con anh trai), ông Bình kể lại rằng sau khi học xong lớp 7, ông tham gia thanh niên xung phong rồi nhập ngũ, đi chiến trường Campuchia. Ở chiến trường, ông được đơn vị giao nhiệm vụ đi lấy tin tức từ Quân đoàn. Năm 1979, trên đường đi công tác thì bị địch bắn bị thương ở chân, đầu, tay và nằm bất tỉnh trong rừng sâu. Sau đó ông đượcngười dân Campuchia đi bắt cá phát hiện, đưa về nhà cưu mang. Sau thời gian chữa trị, lành bệnh nhưng trí nhớ của ông Bình bị thương tổn, trong khi đó người xung quanh không ai biết tiếng Việt nên không tìm được đường về đơn vị, ông đành phải lưu lại huyện Baray, thuộc tỉnh Kampong Thom (Campuchia). Thời gian này ông Bình làm thuê để kiếm sống qua ngày như phụ hồ, làm rẫy...

Sau một thời gian lưu lại xứ người, ông Bình yêu và kết hôn cùng một cô gái người dân tộc Chăm tại huyện Baray và sinh được một cô con gái.

Ông Bình nói: “Con gái tôi nay đã 10 tuổi. Cuộc sống lâu nay ở bên ấy rất khổ vì ở miền núi vùng sâu chưa có điện, nước sinh hoạt cũng phải dùng nước mưa. Do không biết đường về, mất đi một phần trí nhớ, giấy tờ không có nên tôi không có cách nào để về quê”.

"Liệt sĩ" Phạm Văn Bình kể lại thời gian lưu lạc tại Campuchia - Ảnh: Quang Cường

Ông Phạm Trung Hiếu (54 tuổi, là con của anh trai ông Bình) đã cùng em trai sang Campuchia đón chú ruột là ông Phạm Văn Bình về nhà mình tại thôn Mỹ Lợi.

Ông Hiếu cho biết, ngày 10.10 con trai ông làm việc tại TP.Hồ CHí Minh gọi điện về báo rằng có thông tin trên Facebook nói về người chú của ông đã được báo tử 25 năm trước hiện sinh sống ở Campuchia, đang tìm cách liên hệ với người thân ở Việt Nam để tìm về quê.

“Người đăng thông tin trên Facebook là ông Nhật Dũng, người cùng quê ở huyện này nhưng sinh sống ở Campuchia. Ông Nhật Dũng có một công ty cao su ở bên đó, chú Phạm Văn Bình vô tình xin vào làm thuê cho công ty này. Một lần vô tình thấy chú tôi nói tiếng Việt nên ông Dũng hỏi chuyện và biết được nguồn gốc của chú. Sau đó ông Nhật Dũng đăng thông tin trên Facebook để tìm người thân cho chú, vì chú không còn nhớ chính xác địa chỉ quê nhà”, ông HIếu nói.

Ông Hiếu bên bàn thờ chú mình là ông Phạm Văn Bình đượcxác nhận là liệt sĩ 25 năm nay - Ảnh: Quang Cường

Khi gia đình ông Hiếu liên lạc được với ông Bình qua sự kết nối của ông Dũng, xác nhận ông Bình đúng là người chú đã mất tin từ năm 1979 và được báo tử từ năm 1993, ông Hiếu đã báo cáo mọi thông tin lên chính quyền xã và huyện.

Ngày 1.11, ông Hiếu cùng em trai lên đường sang Campuchia để đón ông Phạm Văn Bình về quê nhà. Khi trở về quê, người thân của ông Bình chỉ còngia đình ba người cháu là con của anh trai.

Quang Cường

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liệt sĩ được báo tử 25 năm trở về từ Campuchia