Sau TikTok, Liên minh người dùng WeChat ở Mỹ cho biết sẽ kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump. Lý do vì hôm 6.8, ông Trump ký sắc lệnh cấm mọi giao dịch của Mỹ với ByteDance và Tencent, công ty mẹ của TikTok và WeChat, sau 45 ngày tới. Theo đó, người Mỹ không được thực hiện giao dịch kinh doanh với TikTok và WeChat từ sau ngày 20.9.

Liên minh người dùng WeChat ở Mỹ và TikTok kiện chính quyền Trump vì lệnh hành pháp

23/08/2020, 10:35

Sau TikTok, Liên minh người dùng WeChat ở Mỹ cho biết sẽ kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump. Lý do vì hôm 6.8, ông Trump ký sắc lệnh cấm mọi giao dịch của Mỹ với ByteDance và Tencent, công ty mẹ của TikTok và WeChat, sau 45 ngày tới. Theo đó, người Mỹ không được thực hiện giao dịch kinh doanh với TikTok và WeChat từ sau ngày 20.9.

Liên minh người dùng WeChat ở Mỹ gọi lệnh hành pháp của Tổng thống Trump là vi hiến

Liên minh người dùng WeChat của Mỹ kiện chính quyền Trump, gọi lệnh hành pháp là vi hiến

Nhóm người dùng WeChat nói rằng các biện pháp kiềm chế theo kế hoạch của chính quyền Trump là vi phạm quyền công dân, nhắm mục tiêu vào người Mỹ gốc Hoa.

Theo The Wall Street Journal, một nhóm người dùng WeChat (cho biết không liên kết với chủ sở hữu ứng dụng là Tencent) đã đệ đơn kiện chính quyền Trump trong nỗ lực tìm cách ngăn lệnh cấm giao dịch với WeChat.

Liên minh người dùng WeChat ở Mỹ, một tổ chức phi lợi nhuận, cùng các nguyên đơn khác bao gồm một doanh nghiệp nhỏ và vài cá nhân đã đệ trình đơn kiện lên Tòa án quận ở San Francisco, tuyên bố lệnh hành pháp của Tổng thống Trump là vi hiến.

Đại diện nhóm này cho biết các nguyên đơn không liên quan đến WeChat hay công ty mẹ Tencent có trụ sở tại Trung Quốc. Họ cho biết liên minh người dùng được thành lập bởi những người phụ thuộc vào WeChat trong kinh doanh và cuộc sống cá nhân của họ.

Tích hợp phương tiện truyền thông xã hội, nhắn tin văn bản, thanh toán di động, tiếp thị công ty và các chức năng khác, WeChat được hàng tỉ người sử dụng ở Trung Quốc, trong đó có cả các công ty Mỹ kinh doanh ở đây.

Chi tiết về lệnh cấm dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào cuối tháng tới, đã được giao cho Bộ Thương mại Mỹ tính toán. Các nguyên đơn hy vọng vụ kiện cũng sẽ buộc chính quyền Trump phải thông báo trước chính xác những giao dịch nào sẽ bị cấm theo lệnh, một trong những luật sư của họ - Michael Bien cho biết.

Vụ kiện cáo buộc lệnh cấm từ ông Trump vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dùng WeChat. Michael Bien cho biết các nguyên đơn cũng phản đối lệnh cấm nhắm vào người Mỹ gốc Hoa một cách bất hợp pháp.

Ông nói trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi nghĩ rằng việc cấm sử dụng WeChat sẽ là vi hiến nếu đó là những gì cuối cùng họ đã đưa ra. Nếu họ đưa ứng dụng ra khỏi thị trường Mỹ, chúng tôi sẽ chống lại điều đó".

Liên minh người dùng WeChat của Mỹ phản đối lệnh hành pháp của Tổng thống Trump

Các công ty Mỹ có quan hệ kinh doanh với Trung Quốc cũng chống lại lệnh hành pháp này vì có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của họ. Các công ty Mỹ lo lắng rằng lệnh cấm có thể ngăn họ thực hiện các giao dịch ngay cả ở Trung Quốc, nơi WeChat là nền tảng tiếp thị và thanh toán thương mại phổ biến. Hơn 10 công ty đa quốc gia lớn của Mỹ, gồm cả Apple, Ford Motor, Walmart và Walt Disney, đã bày tỏ sự quan ngại trong một cuộc hội thảo với các quan chức Nhà Trắng vào tuần trước.

Khi thông báo về hành động chống lại Tencent, chính quyền Trump nói rằng WeChat nắm bắt “lượng lớn thông tin từ người dùng Mỹ”, có khả năng tiết lộ thông tin cá nhân người Mỹ và công dân Trung Quốc sống ở Mỹ cho Chính phủ Trung Quốc khai thác.

Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin bị kiện.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong một tuyên bố vào tuần trước rằng họ đang cân nhắc giao dịch nào phải bị cấm và “đang xem xét thông tin liên quan từ tất cả các nguồn, bao gồm cộng đồng tình báo, cơ quan thực thi pháp luật, thông tin công khai và hoan nghênh ý kiến ​​đóng góp từ ngành tư nhân cùng các bên khác quan tâm trong việc đưa ra các quyết định đó".

Theo Bloomberg, các quan chức chính quyền cấp cao, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, cố vấn kinh tế Larry Kudlow, cố vấn Nhà Trắng Pat Cipollone và Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Matt Pottinger đã gặp nhau hôm thứ 18.8 để thảo luận về lệnh cấm WeChat. Họ đã liên hệ với một số công ty và nhận thấy rằng tác động của lệnh cấm hoàn toàn với WeChat có thể tàn phá công nghệ, việc bán lẻ, trò chơi, viễn thông của Mỹ.

Thế nên, các quan chức này đã liên hệ với các công ty Mỹ, gồm cả Apple, để trấn an rằng họ vẫn có thể giao dịch kinh doanh với WeChat ở Trung Quốc.

Craig Allen, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc, nói rằng nhóm của ông đang "nói chuyện với tất cả những người sẽ lắng nghe chúng tôi... WeChat giống như điện vậy. Bạn sử dụng nó ở mọi nơi". Nhóm này đang vận động hành lang thay mặt cho các công ty như General Motors và Walmart, đồng thời cố gắng để Tổng thống Trump hủy bỏ lệnh cấm WeChat với các công ty Mỹ.

Theo những người quen thuộc với vấn đề này, các quan chức chính quyền Trump đang hướng tới việc cấm một phần WeChat. Về mặt lý thuyết, điều đó sẽ ngăn cản việc tải xuống hoặc cập nhật WeChat ở Mỹ nhưng vẫn cho phép các công ty như Apple cung cấp ứng dụng này trên App Store Trung Quốc. Động thái như vậy dù tốt hơn lệnh cấm hoàn toàn nhưng vẫn sẽ cắt đứt khả năng giao tiếp của người dùng iPhone ở Mỹ và Trung Quốc qua WeChat trừ khi họ đã tải xuống ứng dụng trước khi lệnh cấm có hiệu lực.

Các quan chức hy vọng WeChat sẽ không biến mất hoàn toàn ở Mỹ mà mục đích của họ là cấm bất kỳ ai tải xuống hoặc cập nhật ứng dụng trong nước này. Lệnh cấm một phần WeChat có thể có nghĩa là các công ty như Apple có thể cung cấp nó trong các cửa hàng ứng dụng tại Trung Quốcvà các doanh nghiệp như Starbucks có thể tiếp tục bán cà phê hoặc chấp nhận thanh toán qua ứng dụng này ở nước đông dân nhất thế giới.

TikTok thách thức lệnh hành pháp của ông Trump

Hôm 22.8, TikTok thông báo có kế hoạch đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump vì ra lệnh hành pháp cấm mọi giao dịch của Mỹ với ứng dụng này và công ty mẹ ByteDance.

Theo Reuters, TikTok sẽ thách thức lệnh hành pháp của ông Trump sớm nhất vào 24.8.

Người phát ngôn của TikTok cho biết: “Để đảm bảo rằng nguyên tắc pháp luật không bị loại bỏ và công ty cũng như người dùng của chúng tôi được đối xử công bằng, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc thách thức lệnh hành pháp thông qua hệ thống tư pháp”.

Ông Trump bị kiện vì cấm mọi giao dịch của Mỹ với TikTok

Hôm 14.8, ông Trump đã ban hành lệnh hành pháp buộc ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ sau 90 ngày nữa. ByteDance đã và đang đàm phán với công ty Mỹ muốn mua TikTok như Microsoft và Oracle.

Đại diện Nhà Trắng đã không trả lời khi được đề nghị bình luận về chuyện TikTok dọa kiện.

Hôm 21.8, Tổng giám đốc TikTok ở Mỹ, bà Vanessa Pappas khẳng định ứng dụng chia sẻ video này vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh ở Mỹ và trả lương cho nhân viên bất chấp lệnh cấm của ông Trump với ByteDance.

Nhân Hoàng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên minh người dùng WeChat ở Mỹ và TikTok kiện chính quyền Trump vì lệnh hành pháp