Ngày 27.10, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực IV phối hợp với Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Liên kết vùng trong phát triển nhanh và bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Liên kết vùng trong phát triển nhanh và bền vững vùng ĐBSCL

Văn Kim Khanh | 27/10/2023, 22:00

Ngày 27.10, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực IV phối hợp với Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Liên kết vùng trong phát triển nhanh và bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

GS-TS Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực IV cho rằng: “Mục đích của hội thảo là làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết vùng trong phát triển bền vững ở ĐBSCL, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả liên kết vùng ở ĐBSCL, từ đó góp phần triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2.4.2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

kh-1(1).jpg
Quang cảnh hội thảo - Ảnh: Cảnh Kỳ

Hội thảo đã nêu ra những kinh nghiệm thực tiễn trong liên kết vùng và mô hình liên kết vùng ở trên thế giới và một số khu vực ở Việt Nam. Ngoài ra, hội thảo cũng cho thấy những kinh nghiệm thực tiễn về tăng cường liên kết vùng giữa một số địa phương ở ĐBSCL với Đông Nam Bộ thời gian qua.

Theo PGS-TS Văn Phạm Đăng Trí, cần nhận diện những điểm thuận lợi và khó khăn của vùng ĐBSCL, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu chung trong trong chuyển đổi số và liên kết. Các tỉnh cần tận dụng nguồn lực để phối hợp phát triển và phải có cơ chế điều phối đầu tư xây dựng nhanh chóng kịp thời.

loi-new.jpg
GS-TS Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Khu vực IV phát biểu khai mạc - Ảnh: Cảnh Kỳ
thanh.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh phát biểu ý kiến - Ảnh: Cảnh Kỳ

GS-TS Lê Văn Lợi cho biết, ban tổ chức hội thảo đã tiếp nhận gần 50 tham luận của các cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học đến từ các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và một số trường đại học, cơ quan nghiên cứu ở trong và ngoài khu vực.

Các tham luận đã làm rõ về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tăng cường liên kết vùng giữa một số địa phương ở ĐBSCL với Đông Nam Bộ thời gian qua. Bên cạnh đó, các diễn giả cũng chỉ rõ thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết vùng ở ĐBSCL.

1hdq8a7p5_7auiir.jpeg
Hội thảo bàn tròn về liên kết phát triển nhanh và bền vững ĐBSCL



Theo GS-TS Lê Văn Lợi, những hạn chế, bất cập trong liên kết vùng ở ĐBSCL do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là tư duy về liên kết vùng chậm đổi mới, một số địa phương chưa thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc tăng cường liên kết vùng, chỉ quan tâm đến địa phương mình mà chưa đặt trong mối quan hệ, liên kết với các địa phương khác trong vùng.

"Tuy kinh nghiệm thực tiễn khá phong phú, nhưng các tham luận đều cho rằng, để nâng cao hiệu quả liên kết vùng, cần phải coi trọng việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, xây dựng thiết chế hoạt động hiệu quả để điều tiết, điều phối hoạt động liên kết giữa các lĩnh vực... Các tham luận cũng đã phân tích ưu điểm, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập thời gian qua, đồng thời chỉ rõ một số vấn đề đang đặt ra trong thực hiện liên kết vùng ở ĐBSCL...", ông Lợi nhận định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên kết vùng trong phát triển nhanh và bền vững vùng ĐBSCL