Dự án đường cao tốc Bắc Nam sẽ là dự án trọng điểm nhất trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. Ông cho biết dự án này sẽ được đem ra đấu thầu quốc tế công khai.

Lấy tiếng Anh làm chuẩn khi lập hồ sơ mời thầu dự án cao tốc Bắc Nam

NLĐ, Infonet | 14/02/2018, 18:28

Dự án đường cao tốc Bắc Nam sẽ là dự án trọng điểm nhất trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. Ông cho biết dự án này sẽ được đem ra đấu thầu quốc tế công khai.

Dự án trọng điểm nhất

Trong buổi tiếp xúc cuối năm với báo chí, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã chia sẻ về 3 dự án trọng điểm trong nhiệm kỳ của mình. Theo đó, Bộ trưởng khẳng định: Nhiệm kỳ này có 3 công trình trọng điểm quốc gia là đường cao tốc Bắc Nam, hai là sân bay Quốc tế Long Thành, ba là hệ thống cống chống ngập của TP.HCM. Trong 3 dự án đó thì đường cao tốc Bắc Nam sẽ là dự án trọng điểm nhất, chính vì thếsắp tới Bộ GTVT sẽ nỗ lực điều hành theo tiến độ, giám sát, kiểm tra thường xuyên.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chia sẻ thêm, dự án này sẽ ban hành một số quy định về trung tu, đại tu trong quá trình đưa cao tốc vào khai thác để gắn trách nhiệm của nhà đầu tư vào cao tốc này… Tất cả kế hoạch sẽ hoàn thành trước tháng 5.2018.

Về tiến độdự án, ông cho biết từ tháng 7.2018 cho đến cuối năm, Bộ GTVT sẽ lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán. Theo quy định mới, sau khi dự toán và hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt mới phát hành hồ sơ mời thầu. Mời thầu sẽ có sơ tuyển sau đó mới vào tham dự thầu; trong khi tham dự thầu phải đảm bảo nguồn tài chính, đầu năm 2019 sẽ cho đấu thầu. Bộ cũng đã đề xuất Chính phủ nếu trúng thầu mà trong vòng 3 tháng không huy động được vốn tín dụng thì sẽ hủy thầu, tránh tình trạng chậm tiến độ dự án.

Bộ trưởng nói thêm rằng đấu thầu đợt này sẽ khó khăn vì là đấu thầu quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu, tư vấn và lập dự án là phải song ngữ, lấy tiếng Anh là chuẩn. Hồ sơ mời thầu sắp tới tiếng Anh là chính để giới thiệu ra quốc tế, do đó trình độ tư vấn cũng đòi hỏi cao. Mỗi ban phải có một nhóm làm việc được với nước ngoài.

Về nguyên tắc đấu thầu, nếu đấu thầu lần đầuchỉ có một nhà thầu sẽ tiến hành chỉ định. Hiện nay, Bộ trưởng cũngđang trình Chính phủ cơ chế nếu lần đầu tiên không thành công Bộ sẽ tiếp tục cho đấu thầu lần 2 đồng thời báo cáo Chính phủ. Nếu Chính phủ thấy thời gian kéo dài quá sẽ trình qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, lúc đó nếu muốn đấu thầu lại sẽ thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Nhu cầu cấp thiết

Với tổng mức đầu tư 118.716 tỉ đồng, 654km đường cao tốc sẽ hoàn tất thủ tục đầu tư trong năm 2018 và chính thức khởi công trong năm 2019 để “vẽ nên xương sống” mới của đất nước, kết nối thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TPHCM, cao tốc Bắc - Nam sẽ mở ra cơ hội phát triển 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Nghị quyết của Quốc hội, giai đoạn 2017-2020 đầu tư các đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) và Nha Trang (Khánh Hoà) - Dầu Giây (Đồng Nai) với tổng chiều dài khoảng 654km, tổng mức đầu tư 118.716 tỉ đồng (vốn nhà nước 55.000 tỉ đồng, vốn nhà đầu tư 63.716 tỉ đồng), gồm 11 dự án thành phần (3 dự án đầu tư công và 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP).

Trong tổng số 11 dự án thành phần, có 10 dự án đang được các đơn vị tư vấn hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi; 1 dự án (cầu Mỹ Thuận 2) đang tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Dự kiến, một số dự án sẽ hoàn thiện thủ tục để phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 5.2018; hoàn thiện các thủ tục để lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2019, dự kiến khởi công dự án sớm nhất khoảng cuối năm 2019.

Theo nghiên cứu của các tổ chức tư vấn quốc tế và trong nước, dự báo đến năm 2020, nhu cầu hành khách, hàng hóa trên hành lang vận tải Bắc - Nam là 45,37 triệu hành khách/năm và 62,27 triệu tấn hàng hóa/năm. Đến năm 2020, nếu không xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam hoặc đường sắt tốc độ cao, nhu cầu vận tải trên hành lang này sẽ vượt quá so với tổng năng lực thông hành của các phương tiện vận tải hiện tại khoảng 5,92 triệu hành khách/năm và 14,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Quốc lộ 1 hiện nay với quy mô 4 làn xe, năng lực thông hành có thể đáp ứng được khoảng 35.000 xe con tiêu chuẩn/ngày đêm. Theo tính toán, nếu không đầu tư đường bộ cao tốc thì đến khoảng năm 2020 nhu cầu vận tải trên các đoạn Nam Định - Hà Tĩnh, Quảng Trị - Thừa Thiên-Huế, Đồng Nai - Khánh Hòa đạt khoảng 42.100 xe con tiêu chuẩn/ngày đêm, vượt quá năng lực của tuyến quốc lộ 1. Đến khoảng năm 2025, nhu cầu vận tải trên các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị, đoạn Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Khánh Hòa đạt khoảng 37.000 xe con tiêu chuẩn/ngày đêm, cũng sẽ vượt quá năng lực của tuyến quốc lộ 1.

Tổng hợp từ Infonet, Người Lao Động
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lấy tiếng Anh làm chuẩn khi lập hồ sơ mời thầu dự án cao tốc Bắc Nam