Lấy cảm hứng từ 2 loại protein, nhờ đó động vật thân mềm biển bám chặt vào đá hoặc đáy tàu, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã tạo ra một "chất keo" đặc biệt để điều trị tổn thương cơ tim.
Theo Applied Materials & Interfaces, nếu cơ tim bị tổn thương, việc điều trị cho cơ quan hoạt động liên tục là một thách thức. Các nhà nghiên cứu Phòng thí nghiệm khoa học công nghệ và vật liệu Liên bang Thụy Sĩ (EMPA) với sự hướng dẫn của Claudio Toncelli, đã phát triển một chất kết dính mô mới lấy cảm hứng từ thiên nhiên, có khả năng sửa chữa các tổn thương trong mô cơ. Họ đã tận dụng khả năng đáng kinh ngạc của vẹm biển (loài trai 2 vỏ), có thể bám chặt bất kỳ loại bề mặt nào, để bào chế được một keo dán đặc biệt chữa những tổn thương ở cơ tim.
Trọng tâm chú ý của các chuyên gia là gelatin. Nhưng ở nhiệt độ của cơ thể con người, gelatin bị hóa lỏng. Protein từ dịch tiết của động vật thân mềm biển đã giúp khắc phục tình trạng này (dịch tiết này chịu được tác động của nước muối). Cấu trúc của 2 protein, mfp-3 và mfp-6, đã được nghiên cứu. Các yếu tố cấu trúc quan trọng của chúng được nhúng vào gelatin, giúp có được chất kết dính ổn định.
Loại keo này dễ dàng chắp nối các cạnh của vết thương trên cơ tim ngay cả ở nhiệt độ cơ thể con người. Điều quan trọng là keo có thể chịu được tác động ngang với huyết áp của người.
Hợp chất tương thích với các tế bào sống và hiện đang được thử nghiệm lâm sàng.
Vũ Trung Hương