Hàng loạt doanh nghiệp sau khi khai thác cát sạn hết hạn ngạch trên sông Long Đại (Quảng Ninh - Quảng Bình) đã tự ý lập trạm thu phí để “trấn lột” những tàu thuyền khai thác cát lậu khác. Người dân phản ứng liền bị giang hồ đánh đập. Còn dòng sông là thắng cảnh đẹp nhất vùng đang bị cày nát.

Lập trạm thu phí cát lậu trên tuyến du lịch thắng cảnh Tam Lu

Nguyễn Bình | 01/04/2017, 09:28

Hàng loạt doanh nghiệp sau khi khai thác cát sạn hết hạn ngạch trên sông Long Đại (Quảng Ninh - Quảng Bình) đã tự ý lập trạm thu phí để “trấn lột” những tàu thuyền khai thác cát lậu khác. Người dân phản ứng liền bị giang hồ đánh đập. Còn dòng sông là thắng cảnh đẹp nhất vùng đang bị cày nát.

Bị đập nhà vì không khuất phục trạm phí

Đêm 10.3.2016,ông Lê Thanh Chương (SN 1964, Xuân Dục 2, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh) cùnggia đìnhđang ngủ thì bị dựng dậy bởi hai tay giang hồ khét tiếng Nguyễn Minh Thảo và Võ Phi Long ở cùng xã, xâm nhập nhà riêng trái phép, gâynáo loạn. Am thờ của gia đình ông Chương bị đập nát. Theo lời kể của ông Chương, hai đối tượng này đập phá am thờ xong vứt tung tóe vào cửa. Vợ ông Chương cùng hai đứa cháu nhỏ phải trốn xuống gầm giường. Bên ngoài,10 tay chân của các đối tượng này luôn miệng chửi bới, dọa giết.

Sạn thải chất cao quá mặt sông ngáng trở dòng chảy

Đó là câu chuyện xảy ra một năm trước đối vớiông Chương, mộtphu cát trên sông Long Đại. Vụ việc của ông, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án “Hủy hoại tài sản” và y án sơ thẩm củatòa án huyện Quảng Ninhtrước đây: 9 tháng tù treo đối với Võ Phi Long. Ông Chương cho rằng, kẻ chủ mưu là Nguyễn Minh Thảo đã bị tòa bỏ lọt tội, khiến ông “kêu trời không thấu”.

Theo ông Chương, nguyên nhân của sự việc, là các chủ mỏ ở đây ép bất cứ tàu thuyền nào khai thác cát tại thượng nguồn sông Long Đại đều phải nộp phí mỗi khối 10.000 đồng. Gia đình ông không nộp vì không khai thác trong khu vực mỏ có chủ. Tuy nhiên, bất cứ tàu cát nào xuất hiện, dù chỉđi qua, không hút cát tạinhững địa điểm của các công ty có hạn ngạchthì vẫn phải nộp phí. Người như ông Chương không nộp đã bị đập phá tài sản, nhà cửa.

Công nghệ cày nát Long Đại

Ông Chương cho biết, nay trạm thu phí này buộc mỗi khối cát đi qua phải đóng phíphítăng lên 40.000 đồng. Gia đình ông trước đó từng nộp cổ phần 165 triệu đồng cho một chủ mỏ tên Ngô Anh Tuấn. Sau đó chủ mỏ này bán cho người khác nên những người hút cát khác bị đòi thu phí cao lên. Ông cho biết, tòa án xử như vậy, trùm gianghồ là Nguyễn Minh Thảo, người địa phương hay gọi Thảo Nghé thoát tội lại tiếp tục đe nẹt người hút cát trên sông Long Đại nên để yên thân, kiếm được cát mưu sinh, ông đành phải nộp phí.

Cày nát thắng cảnh du lịch

Sông Long Đại ở vùng thượng nguồn có nhiều cảnh quan hai bên rất đẹp, đây là dòng sông được quy hoạch là tuyến du lịch lên thắng cảnh thác Tam Lu. Tuy nhiên hiện tại, mỗi ngày cả trăm tàu hút cát các loại hoành hành, cày nát lòng sông.

Được biết năm 2015,ở vùng Bãi Lùi, Bãi Cơm thuộc xã Trường Xuân, UBND tỉnh Quảng Bình cấp phép 3 mỏ khai thác cát sạn với trữ lượng từ 4000-5000m3. Các công ty được cấp gồmCông ty Xây dựng Lương Ninh, Công ty TNHH TMVT Hiền Ninh và Công ty TNHH XD Ngô Anh Tuấn, có trụ sở tại huyện Quảng Ninh.Một thời gian ngắn, cả 3 công ty này đã khai thác xong khối lượng cát sạn được cấp phép, mối lợi khai thác cát lớn, nhân viên của 3 công ty này thường xuyên đánh nhau. Thậm chí còn dùng mìn để nổ các tàu cát của nhau.

Thượng nguồn Long Đại là tuyến du lịch nhưng bị cày xới không thương tiếc

Sau đó, nhận thấy nếu tiếp tục gây gổsẽ không giải quyết được vấn đề, chủ của 3 công ty này bắt tay nhau để tạo ra trạm thu phí lậu tại bờ Nam dưới chân cầu Long Đại. Tại trạm này thường xuyên có 3 người trực, tự in phiếu thu tiền, thuyền hút cát sạn đi lên phải ghé trạm lấy phiếu. Lúc về phải ghé trạm để đo đếm, mỗi khối cát đóng phí 40.000 đồng.

Dọc các điểm hút cát của 3 công ty này, sạn kích cỡ lớn bị vứt lại, nhiều bãi xà bần vượt trên mặt nước, rộng cả chục mét, dài hàng trăm mét, độ sâu hơn 10m đã ngáng trở dòng chảy của dòng sông, tạo cảnh quan hết sức xấu đối với vùng núi hùng vĩ này. Theo nguyên tắc, khi khai thác hết phần mỏ của mình, 3 công ty trên phải hoàn trả lại mặt bằng, dùng xà lan chở xà bần chất cao giữa sông đi đổ, nhưng cả ba không tiến hành như quy định trong bản đánh giá tác động môi trường. Từ đó mà dòng sông này bị cày nát không thương tiếc.

Biến dân thành cát tặc

Ông Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Tuyên Huấn là chủ nhiệm và phó chủ nhiệp HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vật liệu Thống Nhất (Xã Lương Ninh), cho biết, có 47 hộ dân thấy cách làm của các doanh nghiệp với giang hồ cộm cán đứng sau làbất công, Nhà nước thất thu thuế, phí nên đã đứng ra xin được cấp mỏ để làm ăn chính đáng, công sức mồ hôi của người dân không bị bóc lột. Nhưng hồ sơ gửi đi từ năm 2015 đến nay không có hồi âm. Ông Phúc nói: “Vì miếng cơm manh áo, các xã viên HTX đành tiếp tục khai thác lậu cát sạn trên sông Long Đại và tiếp tục đóng “phí lậu” cho các doanh nghiệpnày”.

Hóa đơn ghi là nội bộ tại trạm thu phí lậutrên sông Long Đại

Phóng viêncó mặt tại thượng nguồn Long Đại, ở gẫn Bãi Lùi. Ông Phúc nhẩm tính; nếu tính cả thuyền khai thác lậu của chúng tôi thì có 100 chiếc khai thác cát trên sông, thuyền nhỏ thì 10 khối, thuyền to thì cả trăm khối chở cát đi khỏi sông. Nộp phí ở trạm tự phát đó cũng phải 40 triệu mỗi ngày.

Khi đi qua những núi xà bần mọc lên giữa sông, ông Phúc nói đó là đồ thải của 3 công ty không dọn dẹp, nơi đó hết cát sạn rồi, họ di chuyển ở chỗ khác khai thác lậu. Nếu có báo chí đi vào, họ cho tàu thuyền về bãi họ đứng. Nếu có đoàn kiểm tra, họ cho tàu thuyền về bãi được cấp phép đậu ở đó như thể tuân thủ nghiêm túc cam kết với chính quyền. Nhưng khi mọi việc xong xuôi thì tàu thuyền ở đó rời đi, cày nát con sông.

Bài và ảnh: Nguyễn Bình
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lập trạm thu phí cát lậu trên tuyến du lịch thắng cảnh Tam Lu