Chính phủ Nhật Bản đang xem xét cho phép người lao động nước ngoài có tay nghề cao được sống vĩnh viễn tại nước này và đưa gia đình sang định cư.

Lao động xuất khẩu sắp được đưa gia đình sang Nhật định cư

13/10/2018, 06:10

Chính phủ Nhật Bản đang xem xét cho phép người lao động nước ngoài có tay nghề cao được sống vĩnh viễn tại nước này và đưa gia đình sang định cư.

Lao động Việt Nam làm trong ngành xây dựng tại Nhật Bản - Ảnh: Internet

Lý do chính phủ Nhật Bản quyết định xem xét thay đổi chính sách nhập cư của mình là để đối phó với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng trong bối cảnh dân số suy giảm.

Chính sách này được cho là sẽ tạo ra một bước ngoặt lớn, khi trước đây chỉ có các chuyên gia có tay nghề cao mới có cơ hội được cấp thẻ thường trú nhân tại Nhật. Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm cách mở cửa chính sách cho các công nhân tay nghề cao, bằng một hệ thống nhập cư mới sẽ được ban hành vào tháng 4.2019.

Dự kiến, những lao động tay nghề cao, có trình độ tiếng Nhật tốt trong 10 ngành nghề gồm điều dưỡng, nông nghiệp, xây dựng... sẽ được xem xét cấp trạng thái cư trú mới.

Nếu chỉ hội đủ những điều kiện cho loại hình cư trú đầu tiên, thì người lao động sẽ được cấp thị thực cư trú có hiệu lực lên đến 5 năm nhưng sẽ không được phép đưa gia đình của họ sang Nhật định cư.

Những người đủ điều kiện cho loại hình cư trú thứ hai - cụ thể là, những người lao động có tay nghề cao - sẽ được cung cấp tình trạng thường trú và được phép đưa các thành viên trong gia đình của họ đến Nhật Bản sinh sống.

Để đủ điều kiện cho một trong hai trạng thái cư trú mới, công nhân phải có khả năng nói được tiếng Nhật giao tiếp và vượt qua các kỳ thi được thực hiện bởi sự giám sát của từng ngành. Những người đã đạt loại trạng thái cư trú đầu tiên cũng sẽ có cơ hội đăng ký loại thứ hai để trở thành thường trú nhân và đưa gia đình sang định cư.

Công nhân nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản theo chương trình đào tạo kỹ thuật do chính phủ Nhật Bản tài trợ hiện tại cũng sẽ có thể đủ điều kiện để được công nhận trạng thái cư trú đầu tiên. Nếu được công nhận, họ sẽ có thể làm việc tại Nhật Bản tới 10 năm.

Các công ty có nhu cầu sử dụng những lao động này cũng sẽ cần phải đáp ứng một số điều kiện, gồm trả lương bằng hoặc cao hơn mức lương trả cho công nhân Nhật Bản.

Bộ Tư pháp đang có kế hoạch thành lập một cơ quan trực thuộc nhằm được thực hiện nhiệm vụ cấp quyền cư trú cho công nhân nước ngoài.

Tính đến tháng 10.2017, số lượng công nhân nước ngoài tại Nhật Bản đạt kỷ lục 1,28 triệu, tăng gấp đôi so với năm 2012, theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi. Các số liệu bao gồm nhân viên bán thời gian có thị thực du học và học viên theo chương trình đào tạo kỹ thuật. Trong số đó, người Trung Quốc chiếm đông nhất với 372.263 người, tiếp theo là người Việt Nam, Philippines, Brazil và Nepal.

Thiên Hà (theo Japan Times)

Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lao động xuất khẩu sắp được đưa gia đình sang Nhật định cư