5 bệnh nhi bị bệnh thận tắc nghẽn được Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM sử dụng kỹ thuật xạ hình thận để đánh giá tình trạng bệnh lý. Đây là một ứng dụng y học hạt nhân được một chuyên khoa Nhi đầu tiên trên cả nước thực hiện thành công.

Lần đầu tiên ứng dụng y học hạt nhân ở chuyên khoa nhi

Hồ Quang | 07/03/2018, 10:34

5 bệnh nhi bị bệnh thận tắc nghẽn được Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM sử dụng kỹ thuật xạ hình thận để đánh giá tình trạng bệnh lý. Đây là một ứng dụng y học hạt nhân được một chuyên khoa Nhi đầu tiên trên cả nước thực hiện thành công.

Ngày 7.3 TS.BS Trương Quang Định – Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho hay, bệnh viện vừa đưa vào ứng dụng thành công kỹ thuật xạ hình thận để đánh giá tình trạng bệnh lý thận tắc nghẽn cho 5 bệnh nhi.

Theo bác sĩ Định, xạ hình thận là một kỹ thuật ghi hình thận giúp đánh giá sớm và chính xác các suy giảm chức năng nhu mô thận và tình trạng đào thải nước tiểu mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường không phát hiện được. Kết quả của phương pháp xạ hình này giúp cho các bác sĩ lâm sàng đưa ra các quyết định điều trị hợp lý và kịp thời cho các bệnh nhi.

“Các chất phóng xạ này khi vào cơ thể theo dòng tuần hoàn sẽ đến từng cơ quan, tế bào người bệnh dưới dạng lỏng, khí, dịch… Tương ứng với từng loại bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ lựa chọn một loại đồng vị phóng xạ hay dược chất phóng xạ thích hợp để có thể tập trung chính xác vào nơi bị bệnh, tổn thương… Vì vậy, các bác sĩ có thể chẩn đoán sớm và chính xác bệnh lý ở một cơ quan cụ thể trong cơ thể, cũng như điều trị tập trung một tổ chức, một mô bệnh lý nào đó mà ít ảnh hưởng tới các tổ chức chung quanh”, bác sĩ Định giải thích.

Bác sĩ Định cho biết hiện bệnh viện đã trang bị 2 hệ thống thiết bị y học hạt nhân hiện đại gồm: máy SPECT và SPECT CT-Scaner. Với thiết bị này, bệnh viện thực hiện được kỹ thuật xạ hình trong chẩn đoán các bệnh lý mà các bác sĩ chuyên khoa nhi vốn còn gặp rất nhiều khó khăn trước đây như: xạ hình thận đánh giá viêm thận bể thận, trào ngược bàng quang niêu quản, thận đôi, thận móng, xạ hình xương, tuyến giáp, túi thừa Merkel, chẩn đoán các bệnh lý gan mật, não, tim, phổi và tuyến giáp...

“Đây là điều mà các bác sĩ chuyên khoa Nhi từng mong ước từ nhiều năm qua nhưng chưa thực hiện được. Trước đó, muốn thực hiện kỹ thuật này, các bác sĩ khoa nhi cũng như các bác sĩ bệnh viên nhi ở TP.HCM đều chuyển bệnh nhi sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên việc này gây khó khăn trong công tác theo dõi, điều trị bệnh nhi”, bác sĩ Định chia sẻ.

Với việc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM ứng dụng thành công y học hạt nhân trong chuyên ngành nhi khoa, Sở Y tế TP.HCM tin tưởng sẽ mở ra hướng phát triển chuyên sâu ngang tầm quốc tế cả trong chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nhi khoa; đồng thời mở ra hướng tiếp cận mới trong phát triển chuyên ngành nhi khoa ngang tầm quốc tế.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu tiên ứng dụng y học hạt nhân ở chuyên khoa nhi