Nếu như đắc cử trong cuộc bầu cử lần này, bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ trở thành nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, và cũng là lãnh đạo nữ đầu tiên trong những chức danh chủ chốt, đứng đầu Đảng, Nhà nước.



Lần đầu tiên “tứ trụ” sẽ có lãnh đạo nữ

Trí Lâm | 30/03/2016, 10:42

Nếu như đắc cử trong cuộc bầu cử lần này, bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ trở thành nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, và cũng là lãnh đạo nữ đầu tiên trong những chức danh chủ chốt, đứng đầu Đảng, Nhà nước.



Quốc hội miễn nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng

Sáng nay 30.3,Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Sau đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Buổi chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về kết quả thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu để làm việc cho tất cả các lần bỏ phiếu quyết định nhân sự.

Sau các thủ tục thành lập Ban kiểm phiếu, công bố thể lệ bỏ phiếu, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia bằng hình thức bỏ phiếu kín và dành thời gian thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình dự kiến nhân sự Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia để các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn.

Sáng 31.3, sau khi nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua danh sách bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và tiến hành bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố và Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ.

Theo phương án Trung ương Đảng đã thống nhất thì Phó chủ tịch Quốc hội đương nhiệm - bà Nguyễn Thị Kim Ngân hiện tại là ứng viên duy nhất cho vị trí Chủ tịch Quốc hội, thay Chủ tịch đương nhiệm Nguyễn Sinh Hùng.

Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, ngoài phương án Trung ương giới thiệu, các vị đại biểu cũng có thể tự ứng cử hoặc đề cử nhân sự để bầu chức danh Chủ tịch Quốc hội. Nhưng với quy trình hiện nay, việc có số dư gần như là không xảy ra.

Nếu như đắc cử trong cuộc bầu cử lần này, bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ trở thành nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, và cũng là lãnh đạo nữ đầu tiên trong những chức danh chủ chốt, đứng đầu Đảng, Nhà nước.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1954, quê ở Bến Tre, đã từng giữ các chức vụ Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bến Tre, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bà Ngân là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá 9 đến khoá 12. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13, bà được bầu là Phó chủ tịch Quốc hội.

Tại hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 11), bà được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Tại Đại hội 12 của Đảng, bà tiếp tục trúng cử Ban Chấp hành Trung ương, và sau đó được bầu vào Bộ Chính trị.

Miễn nhiệm và bầu Chủ tịch nước

Cũng trong ngày 31.3, Quốc hội thực hiện các quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước và thảo luận về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.

Sáng 2.4, Quốc hội bỏ phiếu kín bầu tân Chủ tịch nước, công bố kết quả và Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức. Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ thực hiện quy trình miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch Quốc hội, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Theo dự kiến, trong các ngày 4-5.4, Quốc hội tiến hành bỏ phiếu kín bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (chiều 4.4), bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiếm toán Nhà nước (chiều 5.4).

Sáng 6.4, tân Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ để Quốc hội thảo luận tại Đoàn.

Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Sau đó, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước sẽ trình danh sách đề cử nhân sự dự kiến bầu vào vị trí Thủ tướng Chính phủ để Quốc hội thảo luận tại đoàn, thảo luận tại hội trường và biểu quyết thông qua danh sách.

Sáng 7.4, Quốc hội tiến hành bỏ phiếu kín bầu Thủ tướng Chính phủ, ra Nghị quyết về việc này và tân Thủ tướng Chính phủ tuyên thệ.

Từ 7 đến 12.4, Quốc hội tập trung thực hiện quy trình miễn nhiệm và bầu mới nhân sự cho các vị trí Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng Quốc phòng-An ninh.

Trí Lâm
Bài liên quan
Quốc hội Mỹ thẩm vấn Amazon về thỏa thuận thương mại điện tử với TikTok
Một số người cho rằng sự hợp tác cho phép người dùng mua hàng hóa trên Amazon thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này sở hữu khiến việc cấm TikTok ở Mỹ trở nên khó khăn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu tiên “tứ trụ” sẽ có lãnh đạo nữ