Sáng 16.2, tại đường sách Nguyễn Văn Bình (TP.HCM), các bác sĩ, chuyên gia về hội chứng rối loạn tự kỷ và hiệu trưởng trường chuyên biệt Khai Trí đã có những chia sẻ kiến thức hữu ích với cộng đồng về hội chứng này.

Làm sao để thấu hiểu và giúp đỡ trẻ tự kỷ?

First News – Trí Việt | 18/02/2019, 09:10

Sáng 16.2, tại đường sách Nguyễn Văn Bình (TP.HCM), các bác sĩ, chuyên gia về hội chứng rối loạn tự kỷ và hiệu trưởng trường chuyên biệt Khai Trí đã có những chia sẻ kiến thức hữu ích với cộng đồng về hội chứng này.

Talkshow “Thấu hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ” được tổ chức nhằm mục đích giúp các phụ huynh hoặc người thân có con mắc chứng tự kỷ hiểu đúng, có kiến thức về chứng tự kỷ và từ đó có cách thức trợ giúp phù hợp cho các bé.

Talkshow có sự tham gia của bác sĩ Lâm Hiếu Minh (Trưởng khoa Sức khỏe tâm trí, BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM, Trưởng khoa Tâm lý tâm thần trẻ em, BV Nhi đồng 2), bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm (Sáng lập Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí), bà Võ Thị Thùy (Hiệu trưởng chuyên biệt Khai Trí).

Trong talkshow, các bác sĩ, chuyên gia đã chia sẻ với người xem nhữngvấn đề cần quan tâm về hội chứng tự kỷ, bao gồm các chủ đề: hiểu về rối loạn tự kỷ, thế giới đã có những thay đổi gì trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ, chẩn đoán triệu chứng thế nào, y học đã có những bước tiến gì trong việc chẩn đoán, nên hỗ trợ con bị tự kỷ như thế nào.

Theo BSLâm Hiếu Minh, tự kỷ là căn bệnh rối loạn phát triển lan tỏa. Triệu chứng bệnh có thể phát hiện ở trẻ em từ trước lúc 3 tuổi. Một trong những nguyên nhân của bệnh là do đột biến gien. Trong số trẻ tự kỷ có khoảng 20% số trẻ bị động kinh. Tuy nhiên, động kinh không có nghĩa là co giật, vì vậy rất khó phát hiện triệu chứng này ở trẻ nhỏ.

Chia sẻ về phương pháp điều trị hội chứng tự kỷ, BS Minh cho biết: “Phương pháp điều trị tự kỷ hiện nay là sự phối hợp của nhiều phía: giáo viên, bác sĩ, chuyên viên tâm lý. Trong đó, thuốc không dùng để điều trị hội chứng tự kỷ mà điều trị các triệu chứng bệnh liên quan như rối loạn hành vi, mất ngủ…Giáo dục đặc biệt chiếm vị trí quan trọng trong việc điều trị. Ngoài ra, điều trị còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý”.

Là người có 10 năm tham gia công tác giáo dục trẻ tự kỷ, bà Võ Thị Thùy,Hiệu trưởng chuyên biệt Khai Tríđưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ: “Cha mẹ phải hiểu con mình, hiểu tự kỷ là gì và cách can thiệp đúng đắn với trẻ. Nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra, gia đình chia tay, tan nát; đứa bé phải gửi cho ông bà nội-ngoại nuôi vì phụ huynh không hiểu về hội chứng tự kỷ và chưa chuẩn bị được việc sống chung với trẻ tự kỷ. Ở trường chúng tôi, 40% trẻ ở với cha hoặc ở với mẹ, hoặc ông bà”.

Bà Võ Thị Thùy chia sẻ thêm: “Độ tuổi tốt nhất để can thiệp và giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với xã hội là giai đoạn “vàng” khi trẻ dưới 4 tuổi. Nếu can thiệp đúng phương pháp thì trẻ em có cơ hội ra trường ngay. Qua tuổi này thì việc can thiệp chậm hơn rất nhiều”.

Theo BS Minh, hiện tại có hai tiêu chuẩn để các bác sĩ kết luận trẻ bị tự kỷ. Một là theo tiêu chuẩn của Tổ chức Ytế thế giới - WHO, hai là tiêu chuẩn Hiệp hội Tâm lý Mỹ. BSMinh nói thêm: “Quy trình của bệnh viện và Bộ Y tế trong việc chẩn đoán hội chứng tự kỷ là 3buổi, tuy nhiên việc chẩn đoán chính xác có thể phức tạp nên thực tế có thể là 5 - 6 buổi hoặc hơn”.

Trong chương trình, các bác sĩ chuyên gia cũng giới thiệu đến cộng đồng nhiềutài liệu,sách hữu ích để có thể cung cấp kiến thức chính xác và cập nhập về hội chứng tự kỷ.

Trí Việt
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm sao để thấu hiểu và giúp đỡ trẻ tự kỷ?