Lãi suất bình quân trong khu vực hiện nay chỉ có 6,55%/năm, trong khi đó ở Việt Nam là 14%/năm, cao hơn 2 lần.

Lãi suất tại Việt Nam cao hơn 2 lần so với khu vực

Một Thế Giới | 02/11/2013, 20:26

Lãi suất bình quân trong khu vực hiện nay chỉ có 6,55%/năm, trong khi đó ở Việt Nam là 14%/năm, cao hơn 2 lần.

           

Lãi suất cao nhưng không thể giảm

Theo báo cáo về tình hình tài chính, tiền tệ tháng 10.2013, Bộ Công thương cho biết, lãi suất bình quân trong khu vực hiện nay chỉ có 6,55%/năm, trong khi đó ở Việt Nam là 14%/năm, cao hơn 2 lần so với các nước khác.

Tuy nhiên, Bộ Công thương cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, lãi suất cho vay VND khó có thể giảm mạnh về mức lãi suất trung bình của các nước trong khu vực bởi mặt bằng lãi suất của một nước bên cạnh việc chịu tác động trực tiếp của quan hệ cung – cầu vốn trên thị trường tiền tệ, còn chịu tác động của diến biến kinh tế vĩ mô, lạm phát của từng nước.

Theo lý giải của Bộ này thì tình hình lạm phát tại Việt Nam mặc dù đã được kiềm chế nhưng vẫn ở mức khá cao so với lạm phát của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Khả năng huy động vốn từ tổ chức, cá nhân trong nước để cho vay đối với nền kinh tế còn hạn chế. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phục thuộc chủ yếu vào vốn vay ngân hàng… nên việc điều hành lãi suất tại Việt Nam cần đảm bảo hài hòa lợi ích của người gửi tiền – tổ chức tín dụng và khách hàng vay, phù hợp với diễn biến kinh tế và thị trường tiền tệ để đảm bảo kiềm chế lạm phát, duy trì sự ổn định của tỷ giá và hạn chế tình trạng đôla hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.

Tín dụng 9 tháng đầu năm tăng trưởng thấp

Từ đầu năm 2012 đến nay, NHNN đã 8 lần liên tiếp giảm các lãi suất chủ chốt, 5 lần hạ trần lãi suất cho vay các nhóm ưu tiên.

Lãi suất vay đã xuống thấp, thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2013, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm khoảng 9 – 12%/năm so với thời điểm giữa năm 2011 và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005 – 2006, thấp hơn năm 2007.

Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7 – 9%/năm; lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở mức 9 – 11%/năm, trong đó, đối với khách hàng tốt lãi suất cho vay chỉ từ 6,5 – 7%/năm.

Tuy nhiên, tín dụng 9 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng trưởng thấp, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2013, tín dụng gần như không tăng trưởng.

Theo Bộ Công thường, lãi suất cho vay hiện không còn là cản trở đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Rào cản lớn nhất cản trở các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngân hàng hiện nay chính là triển vọng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa khả quan, do đó chưa đáp ứng được các yêu cầu vay vốn mà NHTM đưa ra.

Bên cạnh đó, do một số chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế vĩ mô nên trong quý 4/2013, các NHTM sẽ mạnh dạn cho vay hơn và xu hướng giảm lãi suất cho vay sẽ diễn ra rõ nét hơn, tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu về gửi tiền, vay vốn và sử dụng dịch vụ ngân hàng trong những tháng cuối năm 2013.

“Nhiều khả năng lãi suất huy động VND sẽ được giữ ổn định ở mức 6 – 6,5% như hiện nay, còn lãi suất cho vay sẽ được giảm nhẹ thêm khoảng 1% để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng” – báo cáo của Bộ Công thương cho biết.

Duyên Duyên

           
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãi suất tại Việt Nam cao hơn 2 lần so với khu vực