Chiều ngày 17.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 14.

Kỳ họp 10 Quốc hội 14: Vừa triển khai công việc, vừa phòng, chống dịch bệnh

17/09/2020, 19:12

Chiều ngày 17.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 14.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc - Ảnh: VPQH

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, về dự kiến chương trình kỳ họp, bổ sung nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Quốc hội về miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất kinh doanh trong năm 2020.

Trình Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM

Trình Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; Kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (để thực hiện quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và làm cơ sở cho việc tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp sau cùng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025).

Gửi đại biểu tự nghiên cứu Báo cáo về hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai; Báo cáo kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa14…

Đồng thời, tại Kỳ họp này sẽ rút báo cáo về tình hình trật tự an toàn giao thông năm 2020 (gửi đại biểu tự nghiên cứu) do nội dung này đã được Chính phủ đề cập trong Báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2020 và một số báo cáo việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn.

Theo báo cáo của Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kỳ họp được bố trí thành 2 đợt. Đợt 1, thảo luận các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua; 2 dự án luật trình cho ý kiến và các báo cáo về công tác tư pháp. Đợt 2, xem xét, quyết định các nội dung kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội; ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Cùng với đó là tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; thảo luận các dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng 13 và 4 dự án luật trình cho ý kiến; nghe báo cáo về hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong năm Chủ tịch AIPA.

Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 19,5 ngày (đợt 1 diễn ra trong 8 ngày và đợt 2 là 11,5 ngày). Đợt 1 bắt đầu ngày 20.10 và kết thúc ngày 28.10; đợt 2 bắt đầu từ ngày 3.11 đến bế mạc kỳ họp, ngày 17.11.

Về tình hình chuẩn bị, theo Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đến nay đã có 5/6 dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua đã được gửi xin ý kiến các vị đại biểu quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Sau khi kết thúc phiên họp tháng 9, phần lớn các nội dung trình Quốc hội đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để có căn cứ chỉnh lý, hoàn thiện, gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội theo thời hạn quy định.

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo sát sao, yêu cầu các cơ quan gửi tài liệu kỳ họp đến đại biểu quốc hội đúng thời hạn theo quy định. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cân nhắc kỹ các nội dung thuộc trách nhiệm để đề xuất thời gian và cách thức xem xét đối với từng nội dung cho phù hợp.

Để tiết kiệm thời gian kỳ họp, đề nghị tiếp tục giảm thời lượng trình bày các tờ trình, báo cáo thẩm tra của các dự án luật, dự thảo nghị quyết từ 15 phút xuống 10 phút do đã có khoảng thời gian giữa hai đợt họp để đại biểu quốc hội nghiên cứu tài liệu. Các cơ quan của Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý các nội dung kỳ họp (trong khoảng thời gian này vẫn nên thực hiện các chế độ của kỳ họp).

Tại phiên họp toàn thể, nếu có trên 20 đại biểu quốc hội đăng ký phát biểu/1 buổi thảo luận thì đề nghị cho thực hiện việc giảm thời gian phát biểu lần đầu từ 7 phút xuống 5 phút (vấn đề này sẽ được gửi phiếu xin ý kiến đại biểu quốc hội).

Bên cạnh đó, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thực hiện việc đăng ký phát biểu, tranh luận qua iPad trong cả 2 đợt của kỳ họp.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhất trí với chương trình Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 14 mà Tổng thư ký Quốc hội trình ra. Theo Phó chủ tịch Quốc hội, đợt này vẫn tiếp tục tổ chức kỳ họp Quốc hội bằng 2 đợt, với tinh thần vừa triển khai công việc nhưng vẫn phải quan tâm đến vấn đề phòng, chống dịch bệnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho rằng việc trình chiếu video, clip về an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập là rất cần thiết.

Lam Thanh

Bài liên quan
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ họp 10 Quốc hội 14: Vừa triển khai công việc, vừa phòng, chống dịch bệnh