Trung Quốc (TQ) sẽ không cố chạy đua tàu ngầm 'săn sát thủ' với Mỹ, theo Thiếu tướng Xu Guangyu, cựu phó chủ nhiệm Học viện quốc phòng của Quân đội giải phóng nhân dân TQ: “Chúng tôi đâu có ngu. Nhưng chúng tôi cần có đủ số tàu ngầm hạt nhân đạt độ tin cậy. Chúng phải hướng ra Thái Bình Dương và vươn tới thế giới”.
Tuy nhiên, hai chuyến hải trình mới đây cho thấy TQ có yếu điểm: tàu ngầm của họ phải dùng các eo biển hẹp như Malacca, Luzon, Miyako để ra Thái Bình Dương, vào Ấn Độ Dương, vốn khiến chúng có thể bị phát hiện và ngăn chặn.
Ngoài ra, khả năng chống ngầm của TQ vẫn còn yếu. Tàu ngầm Mỹ có thể phát hiện ra tàu ngầm TQ ngay từ gần bờ biển TQ, nơi mà tàu bè và máy bay Mỹ có thể trúng đạn máy bay và tên lửa của TQ, theo các sĩ quan hải quân Mỹ.
Phó đô đốc Sawyer không cho biết Mỹ có theo dõi chiếc Shang và làm sao tàu ngầm Mỹ có thể áp sát TQ, chỉ nói: “Tôi hài lòng với khả năng xử lý tất cả những lệnh được giao cho lực lượng tàu ngầm Mỹ”.
Chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công Houston sau chuyến đi 7 tháng đến tây Thái Bình Dương vừa trở về Mỹ. Hạm trưởng Dearcy P. Davis không cho biết đi đâu, nhưng “tôi chỉ có thể nói rằng chúng tôi không hề bị ai phát hiện. Chúng tôi có khả năng húc xô đổ cửa nếu như người khác không thể làm. Đấy không phải là chuyện tầm thường”.
Sau này TQ hạ thủy chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên vào dịp sinh nhật Mao năm 1970, năm 1988 thì phóng thử tên lửa đầu tiên từ dưới biển, dù chiếc Boomer đầu tiên của họ chưa bao giờ trang bị tên lửa hạt nhân đi tuần tra, theo các sĩ quan hải quân Mỹ.
TQ có tàu ngầm diesel từ những năm 1950, nhưng chúng dễ bị phát hiện vì cứ vài giờ phải nổi lên hút oxy. Tàu ngầm hạt nhân chạy nhanh hơn, có thể lặn suốt nhiều tháng.
Hồi tháng 10.2013, TQ chính thức ra mắt lực lượng hạt nhân dưới đáy biển tại một căn cứ tàu ngầm hạt nhân. Khả năng của TQ không thể ngang bằng Mỹ vốn có 14 chiếc săn sát thủ và 55 tàu ngầm hạt nhân tấn công.
Lính TQ bảo vệ tàu ngầm |
Theo WSJ, TQ và Mỹ không muốn Chiến tranh Lạnh. Nền kinh tế 2 nước này lệ thuộc nhau, và TQ theo đuổi kinh tế thị trường chẳng muốn làm cuộc cách mạng toàn cầu hoặc ngang cơ với Mỹ.
Các quan chức TQ nói tàu ngầm của họ không đe dọa các nước khác và chỉ nhằm bảo vệ lãnh thổ TQ. Bộ Quốc phòng TQ nói các chiếc tàu ngầm săn sát thủ của họ vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương chỉ nhằm giúp tuần tra chống hải tặc ngoài khơi Somalia và TQ “tuân thủ luật pháp quốc tế, duy trì liên lạc tốt với các nước liên quan”.
Nhưng hải quân Mỹ vẫn triển khai 60% hạm đội tàu ngầm và một nửa hạm đội tàu nổi vào Thái Bình Dương, theo các sĩ quan hải quân Mỹ cho biết, năm 2015, Mỹ có thể cắm chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân thứ tư ở đảo Guam.
Phó đô đốc Sawyer nói hiện có nhiều tàu ngầm Mỹ ở châu Á:
Lãnh đạo hải quân Úc - phó đô đốc Tim Barrett hồi tuần qua báo cáo Quốc hội Úc: 12 tàu ngầm đang mua sẽ thay thế 6 chiếc hiện tại, vì Úc cần hoạt động xa bờ, có thể là ở những vùng tranh chấp trên biển Đông.
Việt Nam cũng đã nhận hai chiếc tàu ngầm tấn công lớp Kilo, trong số 6 chiếc mà Việt Nam đã đặt hàng với Nga.