Nhưng ở đời thường không ai muốn mà được như ý nguyện dù đó là ước nguyện lương thiện, ít ra đã đúng trong trường hợp tướng cướp Mười Rốp. Bởi vì ngoài ước nguyện của cái tâm hướng thiện còn hoàn cảnh xã hội, cuộc sống gia đình và môi trường giáo dục, trình độ văn hóa. Trong trường hợp này thật đúng với câu “gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Tên trộm mặc áo nhà binh...

Kỳ 4- Tên trộm mặc áo nhà binh

Một Thế Giới | 20/03/2015, 11:01

Nhưng ở đời thường không ai muốn mà được như ý nguyện dù đó là ước nguyện lương thiện, ít ra đã đúng trong trường hợp tướng cướp Mười Rốp. Bởi vì ngoài ước nguyện của cái tâm hướng thiện còn hoàn cảnh xã hội, cuộc sống gia đình và môi trường giáo dục, trình độ văn hóa. Trong trường hợp này thật đúng với câu “gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Tên trộm mặc áo nhà binh...

Kỳ 3 - Tướng cướp Mười Rốp thế hệ đầu của Tám Lũy 
Kỳ 2- Lộ diện băng cướp do nữ tướng cướp khét tiếng cầm đầu
Kỳ 1- Khét tiếng vùng sông nước Đồng Nai

Trần Văn Rốp có vợ tên Nguyễn Thị Tôm, cả hai vợ chồng đều ít học, nghèo túng, cuộc sống từ nhỏ gần “mực” hơn gần “đèn” nên những đứa con sinh ra cũng không khá gì hơn cha mẹ chúng. Ngay như việc đặt tên cho những đứa con cũng cho thấy “tư duy” họ rất giản đơn như hình ảnh mà họ tiếp cận hàng ngày trong môi trường sông rạch.

Cô gái giỏi võ miền sông nước hút hồn anh lính đồn Tây

         Con gái đầu lòng của vợ chồng Rốp-Tôm là Trần Thị Tép, các em gái sinh kế tiếp là Trần Thị Rái, Trần Thị Cá… toàn những “đặc sản” nhỏ bé sống trong sông rạch, gần gũi với cuộc sống đốn củi đổi gạo, mò cua bắt ốc, chài lưới cá, tép. Và cứ thế, ngày lại qua ngày, những cô gái quê mùa, lam lũ như cha mẹ chúng đã lớn lên trong căn chòi giữa cánh đồng không mông quạnh.

        Tuy nhiên dù cuộc sống lam lũ, nghèo khó nhưng cô con gái lớn Trần Thị Tép ở tuổi dậy thì lại trở thành một hoa khôi chốn đồng nội. Cô được cha truyền cho võ nghệ để phòng thân khi xuôi ngược mưu sinh trên sông nước nên ngoài vóc dáng nẩy nở, khỏe mạnh cô Tép càng thêm hấp dẫn bởi sự mặn mòi, quyến rũ của con gái ở lứa tuổi 19-20.

        Nhà Mười Rốp ở gần đồn lính, trong đám thanh niên người Việt đi lính cho Tây có một thanh niên tên Nguyên Thanh Liêm còn gọi là Tám Lũy, lúc rảnh rỗi không phải trực, gác, anh thanh niên này hường qua nhà Mười Rốp chơi và “kết mô đen” cô Hai Tép. Tình yêu của họ nẩy nở nhanh chóng và cách tấn công, cưa đổ trái tim cô gái trẻ Hai Tép của anh lính trẻ Tám Lũy cũng khá giản đơn chỉ là ánh mắt, nụ cười, những lần hò hẹn và quà tặng tình yêu là những cục xà bông Cô Ba thơm dịu nổi tiếng thời bấy giờ.

        Vợ chồng Mười Rốp cũng thương anh lính trẻ Tám Lũy nên họ đồng ý cho tổ chức đám cưới. Hai Tép và Tám Lũy thành vợ chồng vào năm 1953, cưới vợ xong Tám Lũy xin ra lính ở nhà xây dựng hạnh phúc gia đình. Đôi vợ chồng trẻ được cha mẹ vợ cho mượn 1.000 đồng làm vốn chuẩn bị ra riêng, họ bàn nhau bỏ vốn ra mua một chiếc ghe trọng tải 2 tấn để hàng ngày hai vợ chồng vào rừng đốn củi. Rồi Hai Tép lái ghe chở củi ra chợ bán, Tám Lũy ở nhà làm ruộng, chăn nuôi, đóng đáy với quyết tâm thay đổi cuộc sống nghèo khó.

       Nhờ chí thú làm ăn nên lần hồi họ trả hết nợ và mua vài công đất cất ngôi nhà nhỏ ra riêng. Anh chồng hiền lành Tám Lũy thương vợ dãi nắng, dầm mưa cặm cụi làm ăn, chắt bóp được số vốn nhỏ định xây lại ngôi nhà cho khang trang để vợ chồng con cái sống thoải mái hơn vì sau mấy năm chung sống họ đã lần lượt sinh hạ được ba đứa con.

Tên trộm mặc áo lính chạy dưới trăng

         Trong lúc Tám Lũy tưởng rằng hạnh phúc đã ở trong tầm tay thì đùng một hôm cận Tết có một số người ngoài chợ tìm tới tận nhà… đòi nợ, số tiền nợ không nhỏ, những 10.000 đồng (khoảng 4-5 lượng vàng). Tám Lũy choáng váng vì rõ ra số nợ ấy do bà vợ “lam lũ” Hai Tép “ngày ngày chở củi đi bán” gây ra. Không phải do… bán củi lỗ mà đó là nợ đánh bạc.

         Không còn cách nào khác, anh chồng hiền lành Tám Lũy vét hết số tiền dành xây nhà ra trả nợ để tránh điều tiếng không hay cho gia đình. Khi lên tiếng trách vợ thì Hai Tép giận dữ đốp lại: “ Đánh bài, cờ bạc nếu không thắng người ta thì mình thua chứ sao. Tôi đang lo gỡ lại mà ông cằn nhằn càng xui thêm”. Tám Lũy bị vợ sững cồ thì… xìu ngay, thái độ nín nhịn, vì nếu cương lại thì biết đâu dẫn đến cãi vã, đánh lộn, mà đánh lộn với vợ thì Tám Lũy cầm chắc cái thua do Hai Tép có sức khỏe và giỏi võ, chỉ vài chiêu ra đòn là Tám Lũy đo ván.

        Biết mình trên cơ chồng nên Hai Tép càng lấn tới, dính sâu vào cờ bạc và tuy giỏi võ nhưng đánh bạc khác với đánh võ, Hai Tép càng đánh càng thua, càng thua càng đánh đến nỗi nợ nần triền miên không còn khả năng chi trả. Thời điểm này ở vùng Phú Hữu bỗng nổi lên những vụ trộm đêm, nhà nhà đều mất gà, vịt, kể cả những con heo nặng 50-60 kg.

        Những khổ chủ bị mất trộm quyết tâm “canh me” bắt cho được tên trộm, qua theo dõi, nhất là vào những đêm trăng mờ mờ người ta thấy tên trộm dáng cao, to, mặc áo lính, đầu độn nón kết nhà binh, chân mang giầy sô vác bao gà, vịt đi ngờ ngờ có khi trong bao bỏ một con heo trên nửa tạ mà con heo không la một tiếng. Bị dân truy đuổi “tên trộm nhà binh” này phóng chạy như gió không ai đuổi kịp. Người bị mất trộm không dám vào đồn lính thưa kiện mà cứ đứng bên ngoài chửi xéo cho hả sự căm tức.

         Một đêm trăng sáng, tên trộm mặc áo nhà binh lộng hành sau khi “ăn hàng” đã tới một chỗ vắng giở bỏ nón kết nhà binh, áo lính, giày sô cất vào bao chung với gà, vịt để bước đi cho thoải mái, bất ngờ… lòi ra mái tóc dài lõa xõa ngang bờ vai của một phụ nữ. Tên trộm “nhà binh” không ai khác hơn là Hai Tép, vợ Tám Lũy mà lâu nay đã khéo ngụy trang, che giấu tung tích, khiến cư dân trong vùng cứ nghĩ tên trộm là một anh lính táo tợn trong đồn bót gần đó.                                                    

(còn tiếp)                                                                
Phan Tường

Bài liên quan
Sau 1 năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu qua Đồng Nai hiện ra sao?
Sau hơn 1 năm thi công, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai vẫn gặp khó khăn do vướng công tác giải phóng mặt bằng và vật liệu đất lắp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 4- Tên trộm mặc áo nhà binh