Biết mình, biết ta, Trường mầm non Quốc tế Saigon Academy (27A, B Trần Nhật Duật, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM) hiểu rằng thiết kế một bộ thực đơn chuyên nghiệp, khoa học về dinh dưỡng không phải chuyên môn của mình. Học trò cần một nhà cung cấp thực phẩm chuyên nghiệp lên phương án thiết kế, xây dựng một thực đơn chuẩn, đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cho trẻ, đảm bảo không thừa cân, béo phì  hay suy dinh dưỡng.

Kỳ 4: Đi tìm khẩu phần ăn khoa học cho trẻ mầm non

Một Thế Giới | 07/03/2014, 19:03

Biết mình, biết ta, Trường mầm non Quốc tế Saigon Academy (27A, B Trần Nhật Duật, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM) hiểu rằng thiết kế một bộ thực đơn chuyên nghiệp, khoa học về dinh dưỡng không phải chuyên môn của mình. Học trò cần một nhà cung cấp thực phẩm chuyên nghiệp lên phương án thiết kế, xây dựng một thực đơn chuẩn, đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cho trẻ, đảm bảo không thừa cân, béo phì  hay suy dinh dưỡng.

  • Kỳ 1: Báo động nạn béo phì trẻ mầm non đô thị lớn
  • Kỳ 2: Bữa ăn mầm non, giàu tình yêu thiếu khoa học
  • Kỳ 3: Con cái chúng ta ăn nhiều quá
Thuê nhà cung cấp dinh dưỡng chuyên nghiệp

Dù với gần 20 năm trong nghề nuôi dạy trẻ mầm non và cùng với thực tế của một người làm mẹ nhưng cô giáo Mã Mỹ Loan, hiệu trưởng trường Mầm non Quốc tế Saigon Academy nói bà và các thầy cô giáo trong trường vẫn chưa đủ sức để đưa ra một thực đơn chuẩn nhất giúp các trẻ có đầy đủ dinh dưỡng mà không bị béo phì.

Cô Loan cho biết, trường đã thuê công ty The ATERT, một nhà cung cung dinh dưỡng chuyên nghiệp của Anh lên toàn bộ thực đơn, thực phẩm, chế biến. Phía nhà trường chỉ tham khảo và có thể chỉnh sửa một số thực phẩm nào đó để phù hợp hơn với thực tế của trường.
“Thật ra, nếu nhà trường tự thiết kế và nấu ăn cũng được, vì các cô ở đây cũng đã trải qua những lớp tập huấn về cách nấu ăn, nhưng có thể thực đơn của mình thiết kế chưa chuyên nghiệp, chưa đạt được độ chuẩn hợp lý.

Cô Loan nói, chẳng hạn một loại chuẩn đó là chế độ ăn dựa vào từng độ tuổi và nhu cầu ăn của từng em. Theo đó có 2 nhóm: nhóm nhà trẻ (từ 1 đến 3 tuổi) và nhóm mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi). Hàm lượng Kcal cho trẻ ở độ tuổi nhà trẻ từ 1000 đến 1200Kcal/ ngày và tuổi mẫu giáo từ 1200 đến 1500Kcal/ ngày. 

Về thành phần trong thực đơn, mỗi ngày các món ăn được chế biến cho trẻ có đến 28 thành phần thực phẩm. Với nhóm nhà trẻ, tổng 3 bữa ăn trong ngày của mỗi trẻ có  lượng  đạm khoảng 52gr, đường khoảng 127gr và chất béo khoảng 27gr; còn nhóm mẫu giáo, tổng 3 bữa ăn trong ngày của mỗi trẻ  khoảng 59gr đạm, khoảng 157gr đường và khoảng 29gr chất béo.

Khối lượng thực phẩm mà các trẻ dùng nhiều nhất trong ngày là sữa chua, trái cây, cá, gạo… Trong đó, các em ở nhóm nhà trẻ  mỗi ngày sử dụng lượng sữa chua: 100gr, trái cây: 60gr, cá:50gr,  gạo: 40gr..., còn nhóm mẫu giáo, lượng sữa chua : 100gr,  trái cây: 80gr, cá : 62gr, gạo: 60gr…

Để đảm bảo tính dễ ăn, tránh nhàm chán, các loại thực phẩm này mỗi ngày sẽ được thay đổi với những loại khác nhau nhằm giúp các em ăn không bị ngán, nhưng vẫn đảm bảo được số lượng và hàm lượng Kcal  trong một ngày của trẻ.

Tập cho trẻ biết ăn rau

Trong ngày, mỗi trẻ ở đây cũng được chia thành 3 bữa ăn đặc (sáng, trưa và xế) nhưng có thêm một bữa ăn lỏng vào xế sáng lúc 9 giờ với món sữa chua.

Theo cô Loan, việc ăn sữa chua vào buổi xế sáng là để tránh phải dùng thêm sữa chua hay sữa tươi vào buổi cơm trưa của trẻ. Ở đây, bữa trưa trẻ chỉ ăn cơm, không uống sữa, nhưng vẫn đảm bảo tổng lượng sữa trong ngày của trẻ khoảng 120ml.
Việc chia nhỏ bữa ăn ra như vậy giúp trẻ có thời gian hấp thụ, không phải bị qua đói và quá no. Những khoảng trống giữa các bữa ăn đó, trẻ có những trò chơi vận động, làm tiêu giảm lượng Kcal, góp phần giúp trẻ không bị béo phì.

Một trong những vấn đề mà các chuyên gia dinh dưỡng lo lắng là sự mất cân đối dinh dưỡng  trong các bữa ăn của trẻ ở một số trường mầm non, đó là rất nhiều đạm, chất béo nhưng lại thiếu rau.

Khi nhìn qua thực đơn của trường Saigon Academy, tất cả 3 bữa ăn đặc trong ngày đều có rau của quả. Ngay như bữa ăn sáng với một tô hủ tiếu Nam Vang, các đầu bếp cũng chế biến có đủ 4 nhóm thực phẩm. Ngoài thịt, trứng , tôm, bún gạo thì trong tô hủ tiếu chế biến cho các trẻ ăn cũng có củ cải đỏ, củ cải trắng, hành lá…

Theo cô Loan, đặc trưng của trẻ là thường không thích và chưa có thói quen ăn rau. Chính vì thế nhà trường đã phải tập cho các em ăn rau bằng các hoạt động cụ thể trên lớp như: bé vào bếp, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ…

Qua đó, tập cho trẻ lặt rau, rửa rau và luộc rau, sau đó hướng cho trẻ hiểu được việc ăn rau rất tốt cho cơ thể và từ đó hướng cho trẻ ăn rau một cách thích thú.

“Hiện nay nhiều trẻ chỉ mới 18 đến 24 tháng khi vào bữa ăn đã tự đến khay xúc rau ăn một cách tự nhiên và ăn ngon lành. Mỗi ngày trẻ ăn khoảng 50gr rau”,cô Loan cho hay.

Mặc dù nhà trường cũng đã chuẩn bị sẵn một số bài bản tập luyện và phục hồi nếu có trẻ có dấu hiệu thừa cân béo phì. Tuy nhiên, cho đến nay, Saigon Academy chưa có bất kỳ trẻ nào thừa cân béo phì hay suy dinh dưỡng,

Hồ Quang
Ảnh bìa: Một tiết học của các trẻ ở trường mầm non quốc tế Sài Gòn Academy.
  • Kỳ 1: Báo động nạn béo phì trẻ mầm non đô thị lớn
  • Kỳ 2: Bữa ăn mầm non, giàu tình yêu thiếu khoa học
  • Kỳ 3: Con cái chúng ta ăn nhiều quá
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
11 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 4: Đi tìm khẩu phần ăn khoa học cho trẻ mầm non