Trong hồi ký của mình, Nguyễn Cao Kỳ đã viết về trận Mậu Thân: "Số thương vong lên rất cao: khoảng 4.000 quân Mỹ bị chết cùng 5.000 quân Nam Việt Nam. Tổn thất lớn nhất vẫn là niềm tự hào và uy tín nước Mỹ bị sa sút. Đối với người Mỹ,  vụ tấn công Tết đã gây nỗi kinh hoàng của một vụ Trân Châu Cảng khác. Và lần đầu tiên người Mỹ đã nhận ra rằng họ sẽ không thể nào thắng..." 

Kỳ 34: Tấn công Mậu Thân hay 'thế trận Trân Châu Cảng'

Một Thế Giới | 29/12/2014, 16:43

Trong hồi ký của mình, Nguyễn Cao Kỳ đã viết về trận Mậu Thân: "Số thương vong lên rất cao: khoảng 4.000 quân Mỹ bị chết cùng 5.000 quân Nam Việt Nam. Tổn thất lớn nhất vẫn là niềm tự hào và uy tín nước Mỹ bị sa sút. Đối với người Mỹ,  vụ tấn công Tết đã gây nỗi kinh hoàng của một vụ Trân Châu Cảng khác. Và lần đầu tiên người Mỹ đã nhận ra rằng họ sẽ không thể nào thắng..." 


Ông Mai Văn Bộ viết trong hồi ký “Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật” là vào tất niên 1967 tuy chưa biết sẽ bị đánh lúc nào và ở đâu, Westmoreland vội vã hủy bỏ kế hoạch phản công chiến lược lần thứ 3 

Bước sang ngày thứ 15, chịu sự phản kích dữ dội của 4 sư đoàn tinh nhuệ gồm 3 sư đoàn Mỹ, 3 lữ đoàn Sài Gòn, chưa kể sư đoàn 1, cuộc chiến đấu giữ Huế kéo dài hơn một tuần tiếp đó với tương quan lực lượng không ngang sức. Quân giải phóng thiếu đạn, thiếu viện binh, bị bom, pháo cấp tập, đã rút ra khỏi thành phố sau 26 ngày đêm làm chủ - tính đến 26.2.1968. Westmoreland ghi nhận: “Khi kéo được lá cờ của Việt Cộng xuống (khỏi kỳ đài Huế) thì phần lớn Thành nội vàkhu nhà ở phía Nam sông Hương đều bị hư hại (...) Huế tượng trưng rõ nhất cho cảnh tàn phá của cuộc chiến đấu trên đường phố”.

Đến đây chúng ta hãy tạm lùi lại một chút vào thời điểm “sát nút” cuộc tổng tiến công toàn miền: tháng 12.1967 - mà đại sứ Mai Văn Bộ, thành viên phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, gọi là “một thời điểm cực kỳ quan trọng". Bởi những ngày đó diễn ra cuộc chạy đua quyết liệt giữa Mỹ và Việt Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh trong cuộc đọ sức “ngăn chặn” và “chống ngăn chặn”. Mặc dầu các phương tiện thám không hiện đại nhất thời đó của Mỹ soi tìm động tĩnh trên từng cây số “các phương tiện vận chuyển cơ giới, các sư đoàn chủ lực, các đơn vị xe tăng, pháo binh, công binh, thông tin... như trăm sông ngàn suối, cuồn cuộn đổ về một hướng mà Mỹ bằng bất cứ giá nào cũng không ngăn chặn nổi”. Ông Mai Văn Bộ viết trong hồi ký “Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật” là vào tất niên 1967 tuy chưa biết sẽ bị đánh lúc nào và ở đâu, Westmoreland vội vã hủy bỏ kế hoạch phản công chiến lược lần thứ 3 dự định vào mùa khô năm ấy để rảnh tay dồn sức cho việc đối phó với cơn lốc vận tải đang cuốn mù trời Nam:

Không quân Mỹ không ngừng thả chất độc hóa học hủy diệt từng cánh rừng dọc các tuyến đường, rải những “cây nhiệt đới” (máy thu và phát tiếng động, phát sóng cho máy bay đến ném bom) để dò xe, dò đường và đã ném khoảng 6 vạn trái bom đủ loại dọc các tuyến đường Trường Sơn. Mac Namara cho khởi công xây dựng một hàng rào điện tử ngay vùng giới tuyến. Nhưng Mỹ không làm sao ngăn chặn được dòng người và xe cộ mà mật độ mỗi ngày một tăng lên trên các tuyến đường ở cả phía Đông và Tây Trường Sơn, kéo dài đến tận vùng Châu Thành tnh Sông Bé của miền Nam. Trên thực tế chiến tranh ngăn chặn của Mỹ đã thất bại”.

Ngay lúc “không ngăn chặn” nổi đó, quá trình đếm ngược đến giờ G. ngày N. của trận tập kích chiến lược xuân 1968 đã bắt đầu! Đoạn “hồi ký tất niên” của ông Mai Văn Bộ ghi: “nhân buổi tiệc cuối năm vào ngày x chiêu đãi đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Mông cổ, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên b: “Sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề có liên quan”.

Nhưng Mỹ đòi “chấm dứt ném bom có điều kiện” và Tổng thống Johnson tìm cách xoa dịu dư luận chống chiến tranh ở Mỹ bằng đủ lời hứa, bảo “đang chờ đợi một loại trả lời nào đó của Hà Nội”. Câu trả lời nổ ra bất ngờ vào giây phút kết thúc quá trình đếm ngược đến giờ G. và ngày N. khiến Tổng thống Johnson la lên: “44 đô thị và 24 căn cứ quân sự của Mỹ bị tấn công”. Hồi ký Mai Văn Bộ “tổng luận” rằng tuy cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân không đạt “tất cả các mục tiêu đề ra” nhưng đã gây nên “một chấn động chính trị và tâm lý lớn lao” trên thế giới và trong nội bộ nước Mỹ và qua cuộc tấn công quy mô, toàn diện này, theo cách nói của Dean Rusk và Mac Namara, Mỹ đã "ý thức được rằng họ chẳng những không thắng được Việt Nam mà còn có thể thua to. Do đó Mỹ không còn cách thoát thân nào tốt hơn xuống thang chiến tranh và đề nghị đàm phán”. 

Điều đó cũng dội lại trong hồi ký Nguyễn Cao Kỳ:

“Sau năm, sáu ngày giao tranh vẫn còn khoảng 1.000 quân cộng sản chiến đấu trong thành phố Sài Gòn. Trong lúc tại Huế mãi đến 10.3.1968 mới giải phóng hoàn toàn thành phố này. S thương vong lên rất cao: khoảng 4.000 quân Mỹ bị chết cùng 5.000 quân Nam Việt Nam. Mặc dù sự việc trên thê thảm thế nào đi nữa, những tổn thất lớn lao nhất vẫn là niềm tự hào và uy tín nước Mỹ bị sa sút. Đối với người Mỹ, vụ tấn công Tết đã gây nên tất cả những nỗi kinh hoàng của một vụ Trân Châu cảng khác và lần đầu tiên người Mỹ đã nhận ra rằng họ sẽ không thể nào thắng nổi trận chiến tranh. Đã có một sự tan v đến mất hết niềm tin”.  Điều tiếp đó làm Nguyễn Cao Kỳ và cả Nguyễn Văn Thiệu chua xót là trận tổng tiến công Tết Mậu Thân, Mỹ đã mặc kệ thái độ hiếu chiến của Westmoreland, Kỳ và Thiệu, để xuống nước đàm phán. 

Kỳ chua chát: Chúng tôi đã phải đứng ngoài trong những bước đi giữa Mỹ và Bắc Việt Nam’’. Riêng ông Kỳ thêm một vố đau vào chiều 2.6.1968. Chiều đó, lúc Sài Gòn còn đang nổ súng giao tranh Mậu Thân đợt 2, một số tướng tá thân cận, vây cánh của Kỳ tụ họp tại sở chỉ huy nằm trong khu vực Chợ Lớn. Bất thần một chiếc trực thăng Mỹ nhằm ngay ngôi nhà đặt sở chỉ huy đó nhào đến, bắn rốc-kết xối xả, giết chết một loạt người của Kỳ, như trung tá Nguyễn Văn Luân, Giám đốc Cảnh sát đô thành, trung tá Phó Quốc Chụ, giám đốc Cảng Sài Gòn, trung tá Đào Bá Phức, chỉ huy trưởng trung đoàn 5 biệt kích thuộc Quân đoàn thủ đô, thiếu tá Lê Ngọc Trụ, giám đốc Cảnh sát quận 5, thiếu tá Nguyễn Bảo Thúy, phụ tá đặc biệt Đô trưởng Sài Gòn. 

Tháng trước đó, tướng Nguyễn Ngọc Loan, tay chân thân cận ruột của Kỳ, nắm an ninh quân đội, nha tình báo và kiêm luôn tổng nha cảnh sát, bị bắn què giò trên đường phố Sài Gòn. Nay trong vụ máy bay Mỹ dội rốc-kết bí ẩn này em rể Loan là trung tá Văn Văn Của, làm Đô trưởng Sài Gòn bị bắn gãy tay mặt phải thôi chức. Rất nhanh chóng, Thiệu thay đại tá Trần Văn Hai làm giám đốc Tổng nha Cảnh sát vằ lần lượt 8 trong số 10 giám đốc cảnh sát các quận bị thay bằng người của Thiệu. Việc “trong nhà” đã yên tâm thêm, Nguyễn Văn Thiệu tỏ vẻ “cứng” với Mỹ. Ông ta nhất định không chấp nhận ngưng ném bom miền Bắc vô điều kiện. Mỹ chiều theo? Không đời nào. Đêm 30.10.1968, đoàn Mỹ gồm Harriman, C. Vance, Habib kéo đến nơi ở của đoàn Việt Nam tại nhà số 11 phố Darthé, vùng Choisy le Roi. Hai bên họp từ 1 giờ 35 đến 2 giờ rưỡi khuya. 

Harriman đọc lời tuyên bố trước Bộ trưởng Xuân Thủy:

“Tôi được phép tuyên bvới ngài rằng tổng thống (Johnson) sắp sửa ra những mệnh lệnh vào buổi tối ngày 31.10, vào 7 giờ hoặc 8 giờ, giờ Washington... để chấm dứt mọi cuộc oanh tạc bằng không quân, hải quân và pháo binh và mọi hành động khác liên quan đến việc dùng vũ lực chống toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...”.

Vậy là từ trận chiến Tết Mậu Thân, một nền hòa bình bắt đầu ló dần sau khói súng. 

(Còn nữa) 

Mai Nguyễn 
Bài liên quan
Ứng viên thân Nga dẫn đầu bầu cử tổng thống Romania nhờ TikTok?
Calin Georgescu, một chính trị gia cực hữu ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã bất ngờ dẫn đầu trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Romania.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 34: Tấn công Mậu Thân hay 'thế trận Trân Châu Cảng'