"Trên trời máy bay quần thảo, dưới biển tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở, tàu hải quân mở cả bạt súng. Dù lo lắng nhưng chúng tôi vẫn kiên định việc cứu nạn ngư dân và tìm mọi cách thoát khỏi vòng kèm của tàu Trung Quốc", đại phó tàu SAR 412 Trần Quang Thanh nhớ lại.

Kỳ 2: Quốc kỳ cắm sâu giữ biển Hoàng Sa

Một Thế Giới | 28/10/2015, 05:00

"Trên trời máy bay quần thảo, dưới biển tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở, tàu hải quân mở cả bạt súng. Dù lo lắng nhưng chúng tôi vẫn kiên định việc cứu nạn ngư dân và tìm mọi cách thoát khỏi vòng kèm của tàu Trung Quốc", đại phó tàu SAR 412 Trần Quang Thanh nhớ lại.

>> Kỳ 1: Nhật ký Hoàng Sa của tàu SAR 412
Dù tàu cá chìm vẫn in hình Tổ quốc

Đó là chuyến cứu nạn bắt đầu vào ngày 10.2.2015 trong nhật ký tàu SAR 412. Chuyến đi này, tàu thực hiện lệnh cứu nạn thuyền viên tàu BĐ 95569 TS và BĐ 95427 TS tại quần đảo Hoàng Sa.

Đại phó Thanh cho biết, lúc đầu SAR 412 chỉ thực hiện lệnh cứu nạn tàu BĐ 95427 TS bị chìm ở khu vực gần đảo Tri Tôn. Xuất phát từ cảng Trung tâm 2 từ 15g30 ngày 10.2, đến rạng sáng ngày 11.2, SAR 412 mới đến vị trí tàu bị chìm. Quá trình tìm kiếm kéo dài nhiều giờ đồng hồ giữa biển động sóng, tàu bổ dọc liên tục. Đến rạng sáng ngày 11.2, toàn bộ 5 ngư dân trên tàu cá đã được cứu nạn thành công. Trước lúc tàu cá chìm hẳn, lá cờ tổ quốc được ngư dân và thuyền viên SAR 412 cột chặt lên đó.

Quoc ky cam sau giu bien Hoang Sa-hinh-anh-1
 Trung Quốc cho tàu quân sự, tàu hải cảnh ngăn cản dưới biển, máy bay quần đảo trên trời nhằm buộc SAR 412 rời khỏi khu vực cứu nạn.

Sau khi cứu được 5 ngư dân, SAR 412 nhận được lệnh tiếp tục cứu nạn tàu BĐ 95569 TS bị mắc cạn tại đảo Yến, khu vực ở giữa quần đảo Hoàng Sa.

“Lúc đó, chúng tôi không có dữ liệu hải đồ ở khu vực này nên phải chạy rất cẩn thận. Đến khoảng 9g sáng ngày 11.2 thì thấy tàu cá Bình Định đang mắc cạn. Lúc này có một tàu hải cảnh của Trung Quốc chạy xung quanh, họ nói tàu mình vi phạm lãnh hải và yêu cầu phải rời đi. SAR 412 vẫn tiếp tục hướng đến tàu cá thì thấy một tàu chiến Trung Quốc chạy song song, có người ngồi trên bệ súng đã mở bạt, lúc chạy gần nhất cách dưới 100m. Trên trời, một máy bay cũng quần thảo liên tục”, ông Trần Quang Thanh nhớ lại.

Theo đại phó Thanh, đây là lần đầu SAR 412 gặp phải trường hợp bị nhiều tàu và máy bay Trung Quốc áp sát và gây hấn kiểu này. Dù lo lắng, nhưng anh em vẫn bình tĩnh đáp lại các tàu kia là SAR 412 đang thực hiện việc cứu nạn ngư dân. Nếu tàu họ cản trở là vi phạm Luật Hàng hải Quốc tế.

“Cũng may hôm đó là ban ngày, tàu nó chạy vượt trước, bám sau, ép mình đi vào khu vực bãi cạn. Anh em phải cố vượt nhanh hoặc chạy giựt chậm lại để vượt qua tàu nó mà đi tới tàu cá. Nhìn thấy tàu cá nằm cạn cách chừng 1 hải lý (khoảng 2km) mà phải chạy vòng vờn cả tiếng đồng hồ với tàu Trung Quốc mới tới gần hơn được tàu cá. Xác định không thể kéo tàu cá khỏi bãi cạn, chúng tôi gọi sang 6 ngư dân trên tàu lấy được vật dụng gì thì chuyển xuống thuyền thúng rồi treo cờ tổ quốc lên tàu trước khi rời sang tàu cứu nạn”, ông Trần Quang Thanh kể.

Cứu được ngư dân mới về

Chuyện bị tàu Trung Quốc cản trở, gây nguy hiểm lúc cứu nạn tàu cá và ngư dân tại quần đảo Hoàng Sa là chuyện thường xuyên. Với đại phó Thanh, chuyến cứu nạn đầu năm trên có lẽ là chuyến áp lực nhất vì tàu hải quân, hải cảnh, máy bay Trung Quốc quần thảo và áp sát. Ngay cả những năm trước, việc này cũng chưa từng xảy ra.

“Những chuyến khác, tàu hải cảnh TQ cũng cản trở, gây khó nhưng mình chả sợ. Hoàng Sa là của Việt Nam, nhiệm vụ của SAR là tìm kiếm cứu nạn”, ông Thanh khẳng khái.

Mới đây nhất, SAR 412 thực hiện lệnh cứu nạn tàu cá KH 96977 TS cùng 11 ngư dân Khánh Hòa bị chết máy tại đảo Bom Bay, Hoàng Sa.

Quoc ky cam sau giu bien Hoang Sa-hinh-anh-2
 Tàu hải cảnh TQ áp sát tàu cá Việt Nam khi xuồng cứu nạn của SAR 412 tiếp cận cứu nạn.

Ông Thanh tường thuật lại: “Ngày 21.10, tàu nhận lệnh ra Hoàng Sa cứu nạn. Đến Bom Bay, hai tàu hải cảnh Trung Quốc 33102 và 35103 cản trở không cho tàu SAR 412 tiếp cận tàu cá. Hai tàu này liên tục chắn đường đi, ép tàu SAR rời khỏi khu vực, SAR 412 kiên quyết không rời khỏi, đàm phán liên tục qua VHF và báo cáo sự việc cho Trung tâm 2”.

“Tàu nó lớn hơn, mã lực cũng lớn hơn nên luôn đeo bám và chạy cắt ngang mũi tàu SAR. Nó nói mình phải rời đi, để tàu cá đó nó cứu nhưng mình nhất quyết không. Nó đeo bám ngăn cản khoảng 3 tiếng đồng hồ. Mình nhất quyết cứu ngư dân nên cuối cùng nó phải lơ đi để mình tiếp cận kéo tàu cá về. Khi mình lai dắt tàu cá trở về, hai tàu hải cảnh của TQ tiếp tục áp sát và ép SAR 412 về lại Đà Nẵng xuống hướng 220 (nhằm không cho đi ngang qua đảo Tri Tôn). Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kiên quyết đi theo đường cũ về, hướng 260”.

Quoc ky cam sau giu bien Hoang Sa-hinh-anh-3
 Tàu cá KH 96977 TS sau khi về tại Đà Nẵng- Ảnh: Lê Đình Dũng.

Những lời kể, ghi chép có lẽ không thể tả được hết sự phi lý và hành động ngang ngược của tàu hải cảnh TQ khi liên tục ngăn cản, gây nguy hiểm cho tàu cứu nạn Việt Nam. Những video mà SAR 412 ghi lại được đã chứng minh tính không nhân đạo của TQ. Chưa nói đến việc chiếm giữ Hoàng Sa của Việt Nam là phi pháp, thì việc ngăn cản tàu cứu nạn là hành động vi phạm Luật Hàng hải và các công ước quốc tế nghiêm trọng.

“Đa số khi tàu SAR cứu nạn tại quần đảo Hoàng Sa thì đều gặp tàu TQ. Nếu ra liền cặp tàu cá rồi về thì ít bị sao, nhưng nếu tàu cá bị hỏng máy hoặc chìm (mất nhiều thời gian cứu nạn) thì sẽ gặp sự cản trở”, ông Thanh cho biết.

“Cũng có nhiều lúc tàu ra cứu nạn vào buổi đêm, tàu nó chạy sát pha đèn công suất lớn vào buồng lái làm mình mất phương hướng để yêu cầu mình dừng lại. Tuy nhiên, chúng tôi không dừng”, đại phó SAR 412 khẳng định.
Quoc ky cam sau giu bien Hoang Sa-hinh-anh-4
Ông Nguyễn Văn Huề (đội mũ) và những ngư dân Khánh Hòa trên tàu cá KH 96977 TS.
Trở về Đà Nẵng an toàn cùng 10 ngư dân trên tàu cá KH 96977 TS, ông Nguyễn Văn Huề (39 tuổi, trú TX.Ninh Hòa, Khánh Hòa) kể lại: "Lúc tàu SAR ra cứu thì tàu trắng TQ nó quần dữ lắm, mấy tiếng. Cũng may có mấy ảnh kiên trì mới kéo tàu chúng tôi về được chứ không biết tàu TQ nó làm gì mình nữa".
Ông Thanh, cũng như những thành viên trên SAR 412 đều tâm niệm rằng: “Chúng tôi đã xác định ra biển, dù ở Hoàng Sa hay khu vực nào thì cũng phải cứu nạn ngư dân xong rồi mới về. Trường hợp tàu TQ làm căng quá thì báo về Trung tâm xin lệnh bám theo hay dừng lại hoặc những phương án nào cứu nạn tốt nhất chứ quyết không về khi chưa hoàn thành nhiệm vụ”.
Lê Đình Dũng
>> Bộ trưởng Y tế đã đăng ký hiến tất cả mô, tạng sau khi qua đời
>> Lập khu nhạy cảm thì các cán bộ công chức sẽ không dám mon men vào đó
>> Tàu khu trục Mỹ lên đường tuần tra sát đảo nhân tạo phi pháp
>> 78 tuổi, đại gia Lê Ân tiếp tục kiện vợ cả và con trai đầu, đòi lại nhà
>> Tư Võ Tòng của Đất phương nam phải đi dệt thảm, chạy xe ôm để kiếm sống
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 2: Quốc kỳ cắm sâu giữ biển Hoàng Sa