Gia đình xe tăng mới sẽ khiến phương Tây mãi là kẻ “xách dép” cho Nga trong lĩnh vực chế tạo tăng thiết giáp. Vì rất nhiều nguyên do, gồm một số nguyên nhân cực kỳ chủ quan như "khinh địch" khiến cho cơ hội vượt mặt Nga trong chế tạo tăng thiết giáp của phương Tây "chết yểu".

Kỳ 2: Phương Tây mãi là kẻ “xách dép” cho Nga

Một Thế Giới | 19/06/2015, 19:00

Gia đình xe tăng mới sẽ khiến phương Tây mãi là kẻ “xách dép” cho Nga trong lĩnh vực chế tạo tăng thiết giáp. Vì rất nhiều nguyên do, gồm một số nguyên nhân cực kỳ chủ quan như "khinh địch" khiến cho cơ hội vượt mặt Nga trong chế tạo tăng thiết giáp của phương Tây "chết yểu".

Ngay sau khi Armata được giới thiệu tại cuộc Duyệt binh Ngày Chiến thắng 9.5 trên Quảng trường Đỏ tại thủ đô Moscow của Nga, nhiều người ở Đức bỗng "giật mình" đặc biệt là giới nghiên cứu khoa học quân sự vì đáng lý ra nếu trước đây họ có quyết tâm chính trị cao hơn thì những chiếc xe tăng có những chức năng khác giống xe tăng T-14 của Nga hiện nay đã ra đời cách đây hơn 30 năm.
Thông tin này được tờ báo Die Welt (Đức) ngày 28.5 dẫn nguồn tin quân sự nước này cho biết. Theo nguồn tin này, khái niệm cơ bản về xe tăng Armata của Nga được phát triển từ 30 năm trước tại các nước phương Tây và thậm chí đã được thử nghiệm nguyên mẫu ở Đức.
Tuy nhiên, Nga lại là nước đầu tiên thực hiện và phát triển thành công dự án này xe tăng thế hệ mới này. Nguồn tin này khẳng định, khái niệm xe tăng Armata đã từng được coi là một sự thay thế tiềm năng cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của Đức vào thời điểm đó.
Các chuyên gia ngành công nghiệp quốc phòng của nước này chỉ ra rằng lẽ ra một dòng xe tăng chiến đấu mới đã có thể được chế tạo từ lâu rồi. 
Nhưng vì bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 và tiếp theo là Liên Xô tan rã đã khiến nhiều dự án quân sự lớn của Đức bị hủy bỏ.
Phương Tây sẽ cần phải thay thế xe tăng hiện nay vì Armata
Phuong Tay mai la ke
Mặc dù rất hiện đại nhưng so với T-14 thì Leopard 2 của Đức lại trở thành xe tăng lạc hậu
Ngay khi xe tăng T-14 trong gia đình Armata ra mắt, việc đầu tiên mà nó thành công có vẻ là sẽ kích động một cuộc "chạy đua vũ trang" trong việc chế tạo tăng thiết giáp trên toàn thế giới. Mặc dù, trong thực tế chiến trường ngày nay vai trò của tăng thiết giáp đã bị coi nhẹ hơn rất nhiều so với trước kia.
Việc phát triển một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hoàn toàn mới không phải là điều gì đó quá mới mẻ đối với quân đội nhiều quốc gia trên thế giới, trong thời điểm hiện tại.
 Các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực nổi tiếng trên thế giới hiện nay như Leopard 2 của Đức hay M1 Abrams của Mỹ đều được thiết kế cách đây trên 35 năm.
Ngay cả khi những xe tăng chủ lực đã có "tuổi" của phương Tây được phát triển với nhiều biến thể hiện đại hóa nhưng nó vẫn không có quá nhiều khác biệt so với phiên bản gốc, vì vậy những dòng xe tăng này đang dần trở nên lỗi thời trong chiến tranh hiện đại.
Phương Tây mãi là kẻ "xách dép" cho Nga
Phuong Tay mai la ke
Phương Tây mãi là kẻ "xách dép" cho Nga đó là khẳng định mới đây của Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin. 
Ông cho rằng các quốc gia khác sẽ phải tốn rất nhiều tâm sức mới có thể đuổi kịp xe tăng thế hệ mới T-14 Armata của Nga. 
Ông nhận định nền công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga đang đi trước các nước khác từ 15-20 năm.
Điều này cũng đã được khẳng định chí ít là trong dự định chế tạo một loại xe tăng mới của Đức hợp tác với Pháp dùng để thay thế Leopard 2. 
Theo đó, chương trình chế tạo xe tăng thế hệ mới này nếu được khởi động từ hôm nay, sẽ phải mất ít nhất 15 năm nữa người Đức mới có thể cho ra các phiên bản hoàn thiện.
Tuy nhiên, kể cả khi người Đức nước có ngành công nghiệp chế tạo quốc phòng hàng đầu thế giới, có chế tạo thành công một mẫu xe tăng mới để thay thế cho Leopard 2, thì khi đó người Nga đã chế tạo xong một mẫu xe tăng hoàn toàn mới, hoặc chí ít là cũng nâng cấp T-14.
(còn tiếp)
Thiên Hà 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 2: Phương Tây mãi là kẻ “xách dép” cho Nga