Trong phần này, tác giả cho thấy chính phủ Johnson đã chuẩn bị như thế nào cho một sự thay đổi chính sách, trong đó có cả việc thay đổi một ê-kíp chỉ huy cao cấp của Mỹ tại Sài Gòn. Suýt chút nữa McNamara đã trở thành đại sứ Mỹ tại Sài Gòn.

Kỳ 14 - Mỹ lên kế hoạch gây áp lực, đánh bom giới hạn ở Miền Bắc

01/12/2014, 05:36

Trong phần này, tác giả cho thấy chính phủ Johnson đã chuẩn bị như thế nào cho một sự thay đổi chính sách, trong đó có cả việc thay đổi một ê-kíp chỉ huy cao cấp của Mỹ tại Sài Gòn. Suýt chút nữa McNamara đã trở thành đại sứ Mỹ tại Sài Gòn.

Trong cuộc họp báo tại Washington ngày 24/4, tôi đã trao đổi như sau:

Phóng viên: Thưa bộ trưởng, Nghị sĩ Wayne Morse thuộc Đảng Dân Chủ, Oregon, vừa gọi rằng đây là cuộc chiến tranh của McNamara”. Bộ trưởng trả lời ra sao?

McNamara: Đây là một cuộc chiến tranh của chính phủ Mỹ. Tôi đang theo đuổi chính sách của Tổng thống đồng thời đang hành động một cách rất rành mạch trong quan hệ chặt chẽ với Bộ Ngoại giao. Trong ý nghĩa đó, tôi phải nói rằng tôi không có gì phản đối việc gọi đây là một cuộc chiến tranh rất quan trọng và tôi vui lòng khi được đồng hóa với cuộc chiến tranh đó cũng như với bất cứ những gì tôi có thể làm để có thể chiến thắng.

Ngày 15/5, CIA đệ trình một báo cáo tình báo đánh giá đặc biệt tình hình VN cho Tổng thống, Ngoại trưởng Dean, cố vấn an ninh quốc gia và tôi. Một báo cáo thật ảm đạm:

Tình hình toàn bộ Nam VN nói chung vẫn còn rất mong manh, dù cho đã có một vài cải thiện trong thành tích của NVN về mặt quân sự, áp lực kéo dài của VC vẫn xói mòn uy quyền của chính phủ trên toàn quốc, làm gián đoạn các chương trình của Mỹ và VN, và làm suy sụp tinh thần NVN. Nếu làn sóng băng hoại này không dừng lại vào cuối năm nay, có khả năng không giữ vững được lập trường chống cộng tại NVN.

Do không có một kế hoạch nào khác ngay trước mắt có khả năng ngăn trở được “làn sóng suy thoái”, vài hôm sau chúng tôi lại cho phép kéo dài thêm 4 tháng nữa các chương trình hành động giấu mặt lẽ ra sẽ chấm dứt vào ngày 31/5. Tuy rằng… sẽ có thể gây ra sau này một trả đũa đáng kể của BVN trong Vịnh Bắc bộ.

Đứng trước bản phân tích ảm đạm của CIA cùng những khuyến cáo mạnh mẽ của các tướng lãnh chỉ huy liên quân, Tổng thống yêu cầu Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng chuẩn bị một kế hoạch chính trị - quân sự thống nhất để tiến hành từng bước hành động chống BVN. Cùng với việc soạn kế hoạch đó, Bộ Ngoại giao còn soạn một dự thảo nghị quyết nhằm tìm kiếm sự phê chuẩn của quốc hội đối với việc triển khai thêm các hoạt động quân sự của Mỹ tại Đông Dương.

Đó chính là nguồn gốc của điều mà sau này sẽ trở thành Nghị quyết Vịnh Bắc bộ. Một nhóm chuyên viên nhỏ dưới quyền của Thứ trưởng Ngoại giao George Ball soạn thảo và đệ trình bản dự thảo nghị quyết của quốc hội nơi hội đồng an ninh quốc gia hôm 24/5, theo đó cho phép Tổng thống, chiếu yêu cầu của chính phủ NVN hay Lào, “được sử dụng mọi biện pháp, kể cả việc đưa quân đi bảo vệ các chính phủ đó”. Ngay ngày hôm đó, hội đồng an ninh quốc gia bàn bạc về bản dự thảo này.

Tướng Max nghĩ rằng NVN sẽ chưa nhanh chóng thua hoặc thắng ngay đâu nên tuyên bố rằng quân đội muốn đợi đến cuối mùa thu mới tiến hành mở rộng hoạt động. Chúng tôi gặp Tổng thống hôm 26/5 song chưa đi đến một kết luận nào. Ông bảo chúng tôi hãy thảo luận vấn đề này với đại sứ Lodge và người kế vị tướng Harkins trong chức vụ tư lệnh phái bộ quân sự Mỹ tại VN là tướng William Westmoreland, cùng với người kế vị là đô đốc Felt là đô đốc Sharp trong chức vụ tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương. Cuộc họp được ấn định vào ngày 1/6 tại phòng bản đồ của bộ tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương. Khác với mọi lần trước, hầu hết mọi người đều có vẻ lo âu và ủ dột. Chỉ có mỗi một Lodge là tỏ ra tin tưởng và lạc quan.

Thảo luận tập trung nơi một đề xuất kế hoạch hành động đã được soạn thảo trước Washington song chưa được Tổng thống, Ngoại trưởng Dean hoặc tôi thông qua. Kế hoạch này bắt đầu với những tiếp xúc với Hà Nội, tiếp sau đó là một loạt các áp lực quân sự leo thang mà đỉnh cao là các cuộc không kích có giới hạn chống lại BVN (điều này có thể được trao cho quân đội NVN đảm đương càng nhiều càng tốt nếu có thể được)…
Trong mùa hè 1964 đó, chính phủ Johnson có khởi động những tiếp xúc ngoại giao đầu tiên với BVN qua trung gian đại diện Canada trong Ủy hội kiểm soát đình chiến là Blair Seaborn. Seaborn có bảo với Hà Nội rằng nếu họ ngưng yểm trợ cho VC và chấm dứt xung đột, Mỹ sẽ cung cấp viện trợ và hậu thuẫn ngoại giao; bằng không, điều đó sẽ sớm buộc Mỹ phải tiến hành tấn công bằng hải và không quân. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao BVN Phạm Văn Đồng (McNamara nhầm lẫn (?) vì đ/c Phạm Văn Đồng lúc ấy là Thủ tướng) trả lời rằng Mỹ phải rút quân khỏi NVN và chấp nhận cho VC tham gia một chính phủ liên hiệp trung lập. Hai bên vẫn còn xa cách nhau lắm.

Danh Đức dịch (tiêu đề của Một Thế Giới)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 14 - Mỹ lên kế hoạch gây áp lực, đánh bom giới hạn ở Miền Bắc