Trong kịch bản lạc quan nhất, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 sẽ đạt mức 6,21% năm 2024 và GDP bình quân đầu người theo USD đạt khoảng 4.659 USD/người/năm.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,21% năm 2024 theo kịch bản lạc quan

Lam Thanh 02/04/2024 17:12

Trong kịch bản lạc quan nhất, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 sẽ đạt mức 6,21% năm 2024 và GDP bình quân đầu người theo USD đạt khoảng 4.659 USD/người/năm.

Trường đại học Thương mại vừa công bố báo cáo kinh tế và thương mại Việt Nam thường niên.

Báo cáo đánh giá trong bối cảnh 2024 kinh tế Việt Nam gặp nhiều sức ép. Đô la Mỹ tăng giá càng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước; EVN có thể tiếp tục tăng giá điện khi nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu, than đều đang ở mức cao; cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7.2024, sẽ kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong gia đình tăng lên…

Dự báo kịch bản kinh tế Việt Nam 2024, các chuyên gia của Trường đại học Thương mại đưa ra 3 kịch bản:

Kịch bản cơ sở: Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất. Với kịch bản cơ sở, các dự báo chỉ tiêu sẽ ở mức phù hợp với xu hướng phục hồi kinh tế và các giả thiết bên ngoài đã đặt ra. Tăng trưởng GDP Việt Nam đạt mức 5,78% năm 2024.

anh-man-hinh-2024-04-02-luc-16.43.37.png
Công bố báo cáo về kinh tế và thương mại Việt Nam

Kịch bản tăng trưởng cao: Kịch bản cũng có thể xảy ra nếu những diễn biến sắp tới về địa chính trị trên thế giới tích cực hơn. Diễn biến kinh tế trong nước có nhiều thuận lợi. Kinh tế của các nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam phục hồi tích cực, thúc đẩy sản xuất trong nước. Kịch bản này, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 6,21% năm 2024.

Kịch bản tiêu cực: Những diễn biến phức tạp của địa chính trị, kinh tế thế giới cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục khiến kinh tế thế giới rơi vào khó khăn. Theo đó, kinh thế trong nước bị nhiều tác động tiêu cực và cộng thêm với những vấn đề nội tại của nền kinh tế có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt thấp trong năm 2024. Theo đó, với kịch bản này, tăng trưởng năm 2024 được dự báo ở mức 5,21%.

Về thương mại, các chuyên gia cũng dự báo 3 kịch bản năm 2024:

Kịch bản cơ sở (kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất): Các dự báo chỉ tiêu sẽ ở mức phù hợp với xu hướng phục hồi kinh tế và các giả thiết bên ngoài đã đặt ra. Tăng trưởng GDP Việt Nam đạt mức tăng 5,78% năm 2024 và GDP bình quân đầu người theo USD đạt khoảng 4.607 USD/người/năm.

Với kịch bản này, chỉ số CPI bình quân năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 khoảng 3,71%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 760,15 tỉ USD, tăng 11,62% so với năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng 10,84%; nhập khẩu tăng 12,46%.

sxcn2.png
3 kịch bản cho thương mại Việt Nam

Kịch bản tăng trưởng cao: Đây là kịch bản cũng có thể xảy ra nếu những diễn biến sắp tới về địa chính trị trên thế giới tích cực hơn. Diễn biến kinh tế trong nước có nhiều thuận lợi. Kinh tế của các nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam phục hồi tích cực, thúc đẩy sản xuất trong nước.

Trong kịch bản này, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 6,21% năm 2024 và GDP bình quân đầu người theo USD đạt khoảng 4.659 USD/người/năm. Chỉ số CPI bình quân năm 2024 so với cùng kỳ khoảng 4,23%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 790,56 tỉ USD, tăng 16,08% so với năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng 15,28%; nhập khẩu tăng 16,95%.

Kịch bản tiêu cực: Những diễn biến phức tạp của địa chính trị, kinh tế thế giới cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục khiến kinh tế thế giới rơi vào khó khăn. Kinh tế trong nước bị nhiều tác động tiêu cực và cộng thêm với những vấn đề nội tại của nền kinh tế có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt thấp trong năm 2024.

Theo đó, với kịch bản này, tăng trưởng năm 2024 được dự báo ở mức tăng 5,21% và GDP bình quân đầu người theo USD đạt khoảng 4.556 USD/người/năm. Chỉ số CPI bình quân năm 2024 so với cùng kỳ khoảng 3,34%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 737,35 tỉ USD, tăng 8,27% so với năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng 7,52%; nhập khẩu tăng 9,08%.

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,21% năm 2024 theo kịch bản lạc quan