Xét tính chất mức độ hành vi, cơ quan điều tra kiến nghị xử lý nghiêm về hành chính đối với một số cá nhân thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam…
Theo dòng thời sự

Kiến nghị xử lý hành chính nhiều cá nhân trong vụ án Trịnh Văn Quyết

Nhã Thanh 11/04/2024 11:20

Xét tính chất mức độ hành vi, cơ quan điều tra kiến nghị xử lý nghiêm về hành chính đối với một số cá nhân thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam…

Viện KSND tối cao đã truy tố 50 bị can trong vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) bị truy tố về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hai em gái ông Quyết, gồm Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế cũng bị truy tố hai tội danh trên.

Ngoài ra, có 4 người thuộc Sàn Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) bị cáo buộc “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 3 người bị truy tố tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”.

Theo Viện KSND tối cao, ngoài các bị can bị khởi tố, điều tra về các tội danh nêu trên, còn có các cá nhân thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, các công ty kiểm toán, các đoàn thanh tra, kiểm tra… có liên quan đến hành vi phạm tội.

screenshot-369-.png
Ông Trịnh Văn Quyết bị truy tố 2 tội danh - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, xét tính chất mức độ hành vi, CQĐT không xử lý đối với một số người, trong đó có các cá nhân thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán, gồm ông Vũ Bằng (nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước), bà Lê Thị Thu Hằng (Phó vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng), bà Trần Thị Hằng (chuyên viên Phòng Đăng ký chứng khoán, thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán).

Kết quả điều tra xác định các cá nhân trên có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu, đề xuất, chỉ đạo liên quan đến hồ sơ chấp thuận công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán của Công ty Faros. Nhưng CQĐT xác định trách nhiệm chính để xảy ra sai phạm tại Ủy ban Chứng khoán nhà nước và Trung tâm Lưu ký chứng khoán thuộc về các bị can Lê Công Điền, Dương Văn Thanh, Phạm Trung Minh đã cố ý che giấu, công bố thông tin sai lệch, dẫn đến tạo điều kiện cho Công ty Faros của Trịnh Văn Quyết và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Do đó, CQĐT xem xét không xử lý hình sự, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm về hành chính đối với các cá nhân nêu trên.

Đối với các cá nhân tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Viện kiểm sát nhận thấy Đoàn Vĩnh Nam (chuyên viên Phòng Quản lý và thẩm định niêm yết, Thư ký Hội đồng Niêm yết, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM) khi được phân công nghiên cứu, thẩm định hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros biết rõ chưa có cơ sở xác định số vốn thực góp của Công ty Faros là 4.300 tỉ đồng. Tuy nhiên, do Trần Đắc Sinh, Trầm Tuấn Vũ chỉ đạo và do sức ép của Lê Hải Trà nên Nam vẫn đề xuất hồ sơ của Công ty Faros đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán trái pháp luật.

Hành vi của Đoàn Vĩnh Nam có dấu hiệu tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tuy nhiên, Viện kiểm sát xét thấy Nam tham gia với vai trò lệ thuộc, thứ yếu, chịu sự chỉ đạo, sức ép từ lãnh đạo cấp trên nên CQĐT không xem xét xử lý hình sự, mà kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm về hành chính.

Ngoài ra, cáo trạng nêu rõ một số lãnh đạo tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã cho ý kiến chấp thuận hồ sơ niêm yết của Công ty Faros trên cơ sở tin tưởng vào báo cáo thấm định của Phòng Quản lý và thẩm định niêm yết, theo nghị quyết của HĐQT rằng hồ sơ của Công ty Faros đã đủ điều kiện niêm yết.

Theo Viện kiểm sát, hành vi của những cá nhân này có dấu hiệu tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, xét tính chất, mức độ hành vi, CQĐT không xem xét, xử lý hình sự mà kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm về hành chính.

Bài liên quan
Hai người em gái ‘giúp sức tích cực’ cho Trịnh Văn Quyết như thế nào?
Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga đều bị VKS xác định là người giúp sức tích cực cho Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiến nghị xử lý hành chính nhiều cá nhân trong vụ án Trịnh Văn Quyết