Ngày 12.4, ông Huỳnh Vĩnh Lạc - Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Kiên Giang cho biết ông Phạm Vũ Hồng - Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký tờ trình Chính phủ xin thành lập thành phố Phú Quốc.

Kiên Giang muốn lập thành phố Phú Quốc trước khi lên đặc khu

12/04/2019, 21:49

Ngày 12.4, ông Huỳnh Vĩnh Lạc - Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Kiên Giang cho biết ông Phạm Vũ Hồng - Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký tờ trình Chính phủ xin thành lập thành phố Phú Quốc.

Ảnh minh họa từ Internet

Thông tin trên được TNO đăng tải, còn theo ĐTO, trong tờ trình UBND tỉnh Kiên Giang xin Chính phủ và Bộ Nội vụ cho chủ trương xây dựng Đề án thành lập đơn vị Thành phố Phú Quốc trực thuộc tỉnh, nhằm tạo điều kiện cho Phú Quốc phát huy tốt hơn các tiềm năng và phù hợp với tình hình thực tế của huyện đảo có đông dân và lớn nhất cả nước, đồng thời tạo tiền đề sau này nếu Phú Quốc được nâng lên đặc khu.

Tỉnh này dự kiến thành lập thành phố Phú Quốc gồm 8 phường, 1 xã trực thuộc. Thành phố Phú Quốc nằm về phía Tây Bắc, cách Thành phố Rạch Giá - trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang khoảng 120 km.

Hiện Phú Quốc là đô thị loại 2 thuộc đô thị biển đảo nhưng nhiều tiêu chí quan trọng như hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đều đạt và vượt so với nhiều đô thị trong đất liền. Riêng tiêu chí về chức năng đô thị, mật độ dân cư, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khá cao, số hộ dân sử dụng điện, chăm sóc y tế, giáo dục… đều vượt tiêu chí của thành phố theo quy định mới. Hạ tầng kết nối giao thông nội vùng với bên ngoài như sân bay Quốc tế Phú Quốc và giao thông cảng biển đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Vì vậy, nội dung tờ trình nêu việc áp dụng mô hình chính quyền đô thị cho Phú Quốc càng sớm càng tốt, nếu không Phú Quốc sẽ mất nhiều cơ hội để phát triển đồng bộ, bao gồm cả việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, lãnh đạo chuyên nghiệp.

Theo TNO, huyện đảo Phú Quốc có diện tích gần 60.000 ha. Theo thống kê vào năm 2017, Phú Quốc có hơn 125.000 dân, dự báo đến năm 2020 có khoảng 380.000 dân. Phú Quốc nổi tiếng với các làng nghề sản xuất nước mắm, nuôi trồng và sản xuất ngọc trai, trồng hồ tiêu.

Những năm qua, Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quốc gia và quốc tế. Thời gian gần đây, đảo Phú Quốc trở thành trung tâm tài chính, đầu mối giao thông vận tải và hàng không quốc tế.

Hiện có hơn 300 dự án đã và đang triển khai đầu tư vào Phú Quốc, trong đó có hơn 2/3 dự án về du lịch, 23 dự án phát triển đô thị, 8 dự án nông nghiệp, 8 dự án dịch vụ công cộng, và 8 dự án thuê môi trường rừng.

Nói riêng về tình hình bất động sản Phú Quốc, TPO mới đây có bài viết nhận định rằng xây dựng trái phép là vấn nạn nhức nhối trên đảo Phú Quốc trong những năm qua. Theo một nhà thầu chuyên nghiệp trên huyện đảo, vi phạm trong xây dựng chiếm đến 90%. Ngoài việc có “ông nào đó” bảo kê, thì các băng nhóm “xã hội đen” cũng lấn sâu vào lãnh địa này.

A.T.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
4 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiên Giang muốn lập thành phố Phú Quốc trước khi lên đặc khu