Bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu não nguy hiểm và được kích hoạt nhóm "phản ứng nhanh” đột quỵ trên viber. Chỉ trong vòng 30 phút sau khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Kích hoạt đội 'phản ứng nhanh', cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ trong vòng 30 phút

18/12/2019, 07:22

Bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu não nguy hiểm và được kích hoạt nhóm "phản ứng nhanh” đột quỵ trên viber. Chỉ trong vòng 30 phút sau khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Sau khi được can thiệp kịp thời, hiện sức khỏe của bệnh nhân Trần Kim Chi (64 tuổi) đã ổn định, tỉnh táo, chân tay cử động bình thường - Ảnh: PV

Chiều 17.12, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay các bác sĩ ở đây vừa cứu sống kịp thời một bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não nguy hiểm chỉ trong thời gian cực ngắn 30 phút từ lúc chuyển tới bệnh viện đến khi tái thông mạch máu giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy kịch.

Nữ bệnh nhân may mắn được cứu sống ngoạn mục là bà Trần Kim Chi (64 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM). Bà được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy vào chiều 11.12 trong tình trạng trạng đột quỵ rất nặng, liệt nửa người bên phải, méo miệng, người lơ mơ. Ngoài ra bệnh nhân này còn có tiền sử rung nhĩ, đái tháo đường...

Ngay khi tiếp nhận, thông tin của bệnh nhân được chuyển ngay lên nhóm “phản ứng nhanh” đột quỵ trên viber. Lập tức có khoảng 20 y-bác sĩ của nhóm “ phản ứng nhanh” đột quỵ này khởi động quy trình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ của Bệnh viện Chợ Rẫy đến các khoa, phòng như: chẩn đoán hình ảnh, can thiệp mạch máu, nội thần kinh...

PGS-TS Lê Văn Phước, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết từ lúc bệnh nhân này nhập viện, làm các xét nghiệm cơ bản, chụp CT-Scan đến tiến hành các bước tái thông mạch máu bị tắc chỉ trong vòng 30 phút. Như vậy, bệnh nhân bị đột quỵ này được cứu sống chỉ trong vòng 30 phút. “Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, chân tay cử động và có thể trả lời các câu hỏi của bác sĩ về những vấn đề liên quan đến cá nhân”, bác sĩ Phước cho biết thêm.

Theo bác sĩ Phước, nếu bệnh nhân bị kéo dài bệnh qua 6 giờ đồng thì cầm chắc cái chết, vì không còn có khả năng cứu sống.

Phân tích của bác sĩ Phước cho thấy thời gian đối với bệnh nhân đột quỵ được tính từng phút. Đối với bệnh nhân đột quỵ, cứ mỗi phút trôi qua có đến 2 triệu tế bào thần kinh bị chết và cứ chậm mỗi 30 phút thì cơ hội sống giảm đi 10%.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thời gian điều trị đột quỵ từ khi nhập viện đến khi tiến hành can thiệp xong là phải dưới 60 phút. Như vậy, chỉ với 30 phút các bác sĩ đã can thiệp tái thông xong mạch máu bị tắc cho bệnh nhân nhanh hơn nhiều so với khuyến cáo.

Đánh giá về hiệu quả quy trình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ đối với bệnh nhân Chi, TS-BS Trần Xuân Trường - Trưởng khoa Nội tổng quát 9B1 Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng bệnh nhân này được can thiệp sớm nên hiệu quả phục hồi rất tốt. Tuy nhiên, do bệnh nhân có bệnh sử rung nhĩ, nguy cơ tắc mạch nên cần theo dõi tiếp.

Theo Bệnh viện Chợ Rẫy, quy trình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ được bệnh viện này xây dựng và thực hiện từ đầu năm 2019. Quy trình này có sự tham gia của bác sĩ ở các khoa cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh, nội thần kinh, can thiệp mạch... với sự túc trực 24/24 giờ. Từ đầu năm đến nay, đơn vị này tiếp nhận, điều trị cho khoảng 60 ca đột quỵ, trong đó đã cứu sống được rất nhiều bệnh nhân.

Hồ Quang

Bài liên quan
Chuyên gia nước ngoài chỉ cách phục hồi bệnh nhân đột quỵ bị liệt nửa người
Liệu pháp gương (Mirror Therapy - MT) là một trong những phương pháp triển vọng giúp cải thiện khả năng phục hồi cảm giác và vận động cho bệnh nhân đột quỵ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kích hoạt đội 'phản ứng nhanh', cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ trong vòng 30 phút