Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết sản phẩm máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas có mã HS 8424.30.90 và HS 8424.90.9040; mã vụ việc A-552-008 của Việt Nam đã bị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá.

Khuyến cáo sau khi máy xịt rửa cao áp của Việt Nam bị Mỹ điều tra chống bán phá giá

H.Đ | 05/02/2023, 17:29

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết sản phẩm máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas có mã HS 8424.30.90 và HS 8424.90.9040; mã vụ việc A-552-008 của Việt Nam đã bị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá.

Theo đó, ngày 25.1.2023, DOC đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas nhập khẩu từ Việt Nam có mã HS 8424.30.90 và HS 8424.90.9040; nguyên đơn là FNA Group, Inc (Mỹ). Thời kỳ điều tra: từ tháng 4.2022 đến 30.9.2022.

Theo dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC), trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 430 triệu USD sản phẩm bị điều tra sang Mỹ, chiếm khoảng 44% tổng trị giá xuất khẩu từ tất cả các nước vào Mỹ, tăng hơn 1,5 lần so với năm 2020 và gấp 25 lần so với năm 2019. Biên độ phá giá cáo buộc: từ 110,23 - 225,65%.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết DOC đã ban hành bản câu hỏi về lượng và giá trị (Q&V) cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời hạn cuối trả lời là ngày 2.2.2023 (doanh nghiệp có thể xin gia hạn nếu cần). Trên cơ sở thông tin trả lời, kết hợp với số liệu của Hải quan Mỹ, DOC sẽ lựa chọn một số bị đơn bắt buộc của vụ việc (thông thường từ 2 - 3 công ty). Các bị đơn này sẽ tiếp tục tham gia trả lời các bản câu hỏi tiếp theo trong vụ việc và được hưởng mức thuế riêng.

Các công ty không được lựa chọn có thể đăng ký xin được hưởng mức thuế suất riêng rẽ. Thời hạn để nộp đơn xin được hưởng thuế suất riêng rẽ là 30 ngày kể từ ngày khởi xướng vụ việc. Trong trường hợp không được chấp nhận hưởng thuế suất riêng rẽ, các công ty ấy sẽ chịu mức thuế suất khác do DOC xác định.

Cục Phòng vệ thương mại cho biết thêm, do Mỹ coi Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của nước thứ 3 khác để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam. DOC dự kiến sử dụng Indonesia là nước thay thế trong vụ việc hiện tại. Các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc. Dự kiến DOC sẽ ban hành kết luận sơ bộ trong vòng 140 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra vụ việc (có thể gia hạn).

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan chủ động xác định chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu; hợp tác đầy đủ với DOC trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc cơ quan điều tra Mỹ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cũng có thể chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của Bộ Thương mại Mỹ nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới cơ quan điều tra Mỹ. Đọc kỹ hướng dẫn của Bộ Thương mại Mỹ để trả lời và nộp bản trả lời câu hỏi Q&V theo đúng định dạng và thời hạn quy định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
1 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khuyến cáo sau khi máy xịt rửa cao áp của Việt Nam bị Mỹ điều tra chống bán phá giá