Theo tạp chí Current Biology, khi săn bắt tổ tiên loài người, loài khủng long ăn thịt có thể ảnh hưởng đến việc cơ thể con người chúng ta không có cơ chế bảo vệ chống lại bức xạ cực tím - sự tái hoạt hóa do ánh sáng hay hiện tượng quang phục hồi (photoreactivation). Loài cá mù Somali đã giúp các nhà sinh vật học phát hiện ra điều đó.

Khủng long ăn thịt khiến con người dễ bị tổn thương bởi tia cực tím

16/10/2018, 17:26

Theo tạp chí Current Biology, khi săn bắt tổ tiên loài người, loài khủng long ăn thịt có thể ảnh hưởng đến việc cơ thể con người chúng ta không có cơ chế bảo vệ chống lại bức xạ cực tím - sự tái hoạt hóa do ánh sáng hay hiện tượng quang phục hồi (photoreactivation). Loài cá mù Somali đã giúp các nhà sinh vật học phát hiện ra điều đó.

Vào thời kỳ khủng long săn mồi thống trị tuyệt đối, để tồn tại, các loài động vật, kể cả tổ tiên loài người, phải sống về đêm hoặc sống chui lủi dưới mặt đất - Ảnh: Pxhere

Được biết, sự tổn thương trong ADN do bức xạ cực tím được khắc phục bằng sự tái hoạt hóa do ánh sáng. Nhà nghiên cứu Nicholas Folks thuộc Viện Công nghệ Karlsruhe, Đức, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, giải thích rằng, cơ chế sửa chữa này rất hiệu quả, vì vậy, hầu hết các loài thực vật và động vật có vú đã bảo tồn cơ chế đó trong hàng triệu năm. Nhưng một số loài sinh vật, kể cả con người, không có sự bảo vệ này.

Các nhà sinh vật học đã tìm được cách lý giải qua một nghiên cứu về loài cá hang động Somali Phreatichthys andruzzii. Sau khi so sánh tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào bức xạ cực tím và kiểm tra ADN của cá, các nhà khoa học kết luận rằng, trong quá trình tiến hóa, cá hang động đã mất khả năng tái hoạt hóa do ánh sáng. Sở dĩ như vậy là vì hàng triệu năm cá sống trong bóng tối tuyệt đối, kết quả là các photolyase ADN – các chất then chốt cho sự tái hoạt hóa do ánh sáng, dần dần biến mất.

Nghiên cứu này cho phép các nhà khoa học nêu giả thiết rằng, tổ tiên của các loài động vật có vú, bao gồm cả con người, cũng có thể mất khả năng tái hoạt hóa do ánh sáng do phải sống trong thời kỳ những con khủng long săn mồi thống trị tuyệt đối, và để tồn tại, các loài đó phải sống về đêm hoặc sống chui lủi dưới mặt đất. Đó là lý do tại sao chúng đã mất gần như tất cả các cơ chế bảo vệ chống lại bức xạ cực tím.

Sau sự tuyệt chủng của loài khủng long ăn thịt, các loài động vật có vú đã có thể lan rộng khắp hành tinh, nhưng di sản của tổ tiên họ vẫn tồn tại. Đó là lý do tại sao con người hiện đại dễ bị tổn thương bởi bức xạ cực tím.

Được biết, bức xạ cực tím có thể gây bỏng, kích thích đột biến dẫn đến sớm lão hóa da, u ác tính hoặc thậm chí ung thư da.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
2 giờ trước Sự kiện
Chiều tối 30.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa 12 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Nghị quyết số 18 – NQ/TW) chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khủng long ăn thịt khiến con người dễ bị tổn thương bởi tia cực tím