Các nhà khoa học đã tính toán rằng cuộc khủng hoảng khí hậu đã khiến đợt hạn hán kỷ lục trên khắp khu vực Bắc bán cầu vào mùa hè này có khả năng cao hơn ít nhất 20 lần.

Khủng hoảng khí hậu khiến hạn hán xảy ra vào mùa hè tăng gấp 20 lần

Đan Thùy | 06/10/2022, 13:00

Các nhà khoa học đã tính toán rằng cuộc khủng hoảng khí hậu đã khiến đợt hạn hán kỷ lục trên khắp khu vực Bắc bán cầu vào mùa hè này có khả năng cao hơn ít nhất 20 lần.

Hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng và nguồn cung cấp điện, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, hạn hán sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và thường xuyên xảy ra hơn trừ khi việc đốt nhiên liệu hóa thạch bị loại bỏ.

Các điều kiện khô hạn, được đánh giá bằng cách sử dụng dữ liệu về độ ẩm của đất, phần lớn là do các đợt nắng nóng xảy ra trên khắp Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, với lượng mưa thấp hơn tương đối. Các nhà khoa học cho biết một mùa hè nóng như trong năm 2022 sẽ là "hầu như không thể xảy ra" nếu không có sự nóng lên toàn cầu và chỉ riêng ở châu Âu đã có 24.000 trường hợp tử vong liên quan đến nắng nóng.

Phân tích đã kiểm tra các điều kiện trên khắp bán cầu bắc, ngoại trừ các vùng nhiệt đới và ở Tây cùng Trung Âu, nơi hạn hán đặc biệt nghiêm trọng và làm giảm đáng kể năng suất cây trồng. 

Điều kiện khô hạn gây ra tình trạng thiếu nước và cháy rừng trên diện rộng, với số lượng đám cháy xảy ra kỷ lục ở châu Âu. Ở Anh, nhiệt độ lần đầu tiên đạt mức kỷ lục 40 độ C đã khiến các nhà khoa học bị sốc. 

anh-chup-man-hinh-2022-10-06-luc-11.28.55.png
Hạn hán đã gây ra tình trạng thiếu nước và cháy rừng trên khắp Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á - Ảnh: Jose Coelho/EPA

Giáo sư Sonia Seneviratne tại ETH Zurich (Thụy Sĩ), một thành viên của nhóm phân tích, cho biết: "Mùa hè năm 2022 đã cho thấy sự biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm tăng nguy cơ hạn hán ở các khu vực đông dân cư và vùng canh tác. Chúng ta cần phải loại bỏ dần việc đốt nhiên liệu hóa thạch nếu muốn ngăn chặn hạn hán xảy ra thường xuyên hơn và khốc liệt hơn". 

Tiến sĩ Friederike Otto tại Đại học Hoàng gia London (Anh), cũng là một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: "Ở châu Âu, hạn hán khiến thu hoạch giảm. Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì nó kéo theo một đợt nắng nóng do biến đổi khí hậu ở Ấn Độ và Pakistan cũng phá hủy mùa màng và xảy ra vào thời điểm giá lương thực toàn cầu đã rất cao do xung đột ở Ukraine". 

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đợt nắng nóng chết người ở Nam Á có khả hăng gây ra khủng hoảng khí hậu gấp 30 lần và lượng mưa dữ dội, gây ra lũ lụt kinh hoàng trên khắp Pakistan, làm cho sự nóng toàn cầu trở nên tồi tệ hơn 50%. Vào tháng 8, một phân tích của Guardian đã chỉ ra sự tàn phá khủng khiếp của thời tiết khắc nghiệt trên khắp thế giới được gia tăng bởi sự biến đổi khí hậu do con người gây ra từ trước đến nay.

ap_940cc132832a42808a18c16016963177.jpeg
Nắng nóng làm giảm năng suất cây trồng - Ảnh: Internet

Nghiên cứu về hạn hán được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế thuộc nhóm Phân bổ Thời tiết Thế giới. Nó phân tích độ ẩm của đất vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thời tiết, đất đai và các mô hình máy tính để so sánh khả năng xảy ra hạn hán do các đợt nắng nóng khắc nghiệt xảy ra gần đây với thời tiết ôn hòa, không có sự nóng lên toàn cầu.

Các nhà khoa học nhận thấy đợt hạn hán kỷ lục ở Bắc bán cầu vào năm 2022 có thể xảy ra 20 năm một với tình trạng thời tiết khắc nghiệt như hiện tại nhưng nó chỉ xảy ra 400 năm một lần nếu không có sự biến đổi khí hậu.

Hạn hán ở Tây và Trung Âu có khả năng cao hơn ít nhất 3 - 4 lần sự nóng lên toàn cầu. Song các nhà khoa học cho biết điều này không có nghĩa là biến đổi khí hậu ít ảnh hưởng hơn ở châu Âu vì tình trạng này khó xác định hơn ở các khu vực nhỏ hơn. Việc phân tích phức tạp và chưa chắc chắn, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết các ước tính trong nghiên cứu có sự thận trọng và sự ảnh hưởng thực sự của các hoạt động của con người có thể còn cao hơn.

Giáo sư Maarten van Aalst, Giám đốc trung tâm khí hậu Trăng lưỡi liềm đỏ của Hội Chữ thập đỏ, cho biết: "Biến đổi khí hậu thực sự đang ảnh hưởng nặng nề đến chúng ta, không chỉ ở các nước nghèo như Pakistan, mà còn ở một số nơi giàu có nhất trên thế giới như Tây Trung Âu, những khu vực được coi là ít bị tổn thương hơn. Nó đang diễn ra thậm chí còn nhanh hơn những gì chúng tôi nghĩ.

Chúng tôi cũng nhận thấy những tác động cộng gộp và phân tầng giữa các khu vực và lĩnh vực. Ví dụ, hạn hán đã cắt giảm sản lượng thủy điện, cũng như năng lượng từ các nhà máy điện hạt nhân và than do thiếu nước làm mát. Điều đó làm trầm trọng thêm tình hình giá điện vốn đã căng thẳng do xung đột Nga - Ukraine, nhất là khi chúng ta cần nhiều điện chạy máy điều hòa để đối phó với nền nhiệt cao trên khắp châu Âu". 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khủng hoảng khí hậu khiến hạn hán xảy ra vào mùa hè tăng gấp 20 lần