Với hạ tầng công nghệ tiên tiến, quy tụ đội ngũ nhà khoa học uy tín Việt Nam và quốc tế, có chuyên môn sâu về y học tái tạo, HSC-HOSTEP có mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.
Khoa học - công nghệ

Khởi công Tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP

Nam Phong 07/11/2024 21:20

Với hạ tầng công nghệ tiên tiến, quy tụ đội ngũ nhà khoa học uy tín Việt Nam và quốc tế, có chuyên môn sâu về y học tái tạo, HSC-HOSTEP có mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.

Ngày 7.11, Công ty cổ phần công nghệ tế bào gốc Hòa Lạc (HSC), đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ sinh học và tế bào gốc tại Việt Nam, chính thức khởi công xây dựng Tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP tại khu nghiên cứu và triển khai, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Sự kiện này đánh dấu bước tiến lớn của HSC trong sứ mệnh ứng dụng công nghệ tế bào gốc tiên tiến nhằm phục vụ nghiên cứu và điều trị tại Việt Nam. Dự án được xây dựng trên diện tích 10.000m2 trong khu nghiên cứu triển khai R&D - “trái tim” của Khu CNC Hoà Lạc.

103a9150.jpg
TS. Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam chúc mừng HSC

Theo TS. Bùi Xuân Nguyên, Chủ tịch HSC: HOSTEP không chỉ là kết quả của sự đam mê và nhiệt huyết của đội ngũ nghiên cứu mà còn là thành quả hợp tác của các đối tác cùng chia sẻ khát vọng đưa công nghệ tế bào gốc trở thành nền tảng quan trọng cho y học hiện đại Việt Nam, góp phần hiện thực hóa một nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS. Trần Văn Thuấn, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, nhấn mạnh đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong chiến lược phát triển công nghệ tế bào gốc ở Việt Nam, góp phần xây dựng nền y học hiện đại, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ cao, phục vụ thiết thực cho sức khỏe của nhân dân. Với các định hướng và sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và giới nghiên cứu, chuyên ngành tế bào gốc sẽ sớm trở thành một trong những lĩnh vực trọng điểm trong hệ thống y tế Việt Nam.

103a9673.jpg
Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS. Trần Văn Thuấn phát biểu tại buổi khởi công

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay Bộ Y tế cam kết sẽ luôn đồng hành, sẵn sàng hỗ trợ tối đa để biến những kỳ vọng này thành hiện thực.

TS. Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng, nguyên Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, phát biểu: "Chúng tôi xin chúc mừng dự án Tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC - HOSTEP và kỳ vọng rằng dự án sẽ đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng vào sự phát triển của công nghệ cao tại Việt Nam.

Việc triển khai khu lưu trữ và phát triển công nghệ tế bào gốc tại Hòa Lạc không chỉ mở ra những hướng đi mới đầy triển vọng cho ngành y học tái tạo mà còn đánh dấu bước tiến lớn trong quá trình hiện đại hóa y tế của Việt Nam. Đây là một trong những công nghệ tiên tiến, mang lại giá trị thiết thực và lâu dài, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên 'vươn mình' mạnh mẽ của dân tộc, khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ y học cao trên trường quốc tế."

103a9809.jpg
TS. Nguyễn Văn Lạng nhấn mạnhh: Đây là một trong những công nghệ tiên tiến, mang lại giá trị thiết thực và lâu dài, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên 'vươn mình' mạnh mẽ của dân tộc

Trong kỷ nguyên khoa học phát triển mạnh mẽ, công nghệ tế bào gốc hứa hẹn mang lại nhiều đột phá lớn trong y học. Tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC- HOSTEP là một dự án mang tính tiên phong khi sở hữu ngân hàng lưu trữ tế bào gốc đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư và vận hành theo tiêu chuẩn cGMP nghiêm ngặt của FDA Hoa Kỳ.

Tổ hợp này được xây dựng trên diện tích gần 10.000 m² với định hướng góp phần phát triển công nghệ tế bào gốc phục vụ nghiên cứu và điều trị ở Việt Nam theo các tiêu chuẩn cGMP (Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt hiện hành); từ đó đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng tế bào gốc an toàn và hiệu quả tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và nhu cầu cập nhật chuyển giao các công nghệ mới trên thế giới trong tương lai.

Tổ hợp dự kiến hoàn thành cả 2 giai đoạn vào giữa năm 2027. Khi đó, toàn bộ hệ thống ngân hàng lạnh, hệ thống nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ việc cập nhật và phát triển ứng dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới về biệt hóa các dòng tế bào gốc chuyên dụng có hiệu quả cao theo hướng điều trị cá thể và điều trị đích; Hệ thống công nghệ thử nghiệm và chuẩn hóa các sản phẩm tế bào gốc theo tiêu chuẩn GMP, cGMP, phục vụ nhu cầu phát triển liệu pháp tế bào trong ứng dụng lâm sàng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; và hệ thống tư vấn và đào tạo sẽ được đưa vào hoạt động.

Dự án được đầu tư xây dựng và trang bị cơ sở vật chất hiện đại, hạ tầng công nghệ tiên tiến và quy tụ đội ngũ nhà khoa học uy tín Việt Nam và quốc tế, có chuyên môn sâu về y học tái tạo, dự án có mục tiêu trở thành trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khởi công Tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP