TP.HCM đang có một đội ngũ được học tập và đào tạo bác sĩ tại Châu Âu, và dự kiến khoảng 4 đến 5 năm tới sẽ có đội ngũ bác sĩ đạt chuẩn Châu Âu nhằm đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao cũng như thực hiện tốt các kỹ thuật tiến tiến của thế giới.

Khoảng 4 năm tới TP.HCM sẽ có lực lượng bác sĩ đạt chuẩn Châu Âu

Hồ Quang | 05/12/2019, 16:43

TP.HCM đang có một đội ngũ được học tập và đào tạo bác sĩ tại Châu Âu, và dự kiến khoảng 4 đến 5 năm tới sẽ có đội ngũ bác sĩ đạt chuẩn Châu Âu nhằm đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao cũng như thực hiện tốt các kỹ thuật tiến tiến của thế giới.

Chia sẻ tại Hội thảo khoa học hàng năm phòng, chống ung thư TP.HCM lần thứ 22 do Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam và Hội Ung thư TP.HCM tổ chức hôm 5.12, GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, ngành y tế TP đang định hướng phát triển mạnh tuyến y tế cơ sở và đưa bệnh lý ung bướu cũng như các bệnh ung thư về tuyến cơ sở để điều trị, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế này gần nhà, đồng thời góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Ông Bỉnh cho biết, UBND TP.HCM đã giao cho ngành y tế phải phấn đấu đưa TP trở thành trung tâm y tế của khu vực, làm sao để người Việt Nam nói chung và người dân TP.HCM nói riêng không ra nước ngoài chữa bệnh, và thu hút người nước ngoài vào TP.HCM chữa bệnh nhằm thu ngoại tệ về cho đất nước.

“Hiện TP.HCM đang có một đội ngũ được học tập và đào tạo bác sĩ tại Đức. Khoảng 4 đến 5 năm tới, TP sẽ có một lực lượng bác sĩ đạt chuẩn Châu Âu. Đây là điều kiện để chúng ta có thể thực hiện tốt những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trên thế giới”, ông Bỉnh chia sẻ.

Theo GS.TS.BS Nguyễn Viết Tiến - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Mặc dù trong thời gian qua, công tác truyền thông về phòng, chống ung thưđược đẩy mạnh, nhưng hiện nay vẫn còn khá nhiều trường hợp phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn.

Ông Tiến mong muốn các bác sĩ Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học trên thế giới để tìm ra phương pháp điều trị ung thư ngày càng hiệu quả hơn, tìm ra những giải pháp điều trị cho từng bệnh nhân ung thư...

TS.BS Phạm Xuân Dũng - Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, trưởng Ban tổ chức hội thảo cho biết đây là lần đầu tiên trong 22 năm tổ chức, hội thảo có các chuyên gia Nga báo cáo các chuyên đề điều trị ung thư tại Trung tâm sức khỏe nghề nghiệp đa chuyên khoa, dự phòng độc tính thận do hóa trị và phòng ngừa ngộ độc gan do hóa trị.

Hội thảo sẽ có 21 phiên chuyên đề về tổng quát, tiêu hóa, đầu cổ, tổng quát - huyết học, phổi - lồng ngực, nhi - phụ khoa, chăm sóc giảm nhẹ - điều dưỡng... vầ phiên hội thảo vệ tinh.

Bên cạnh những chuyên đềchuyên sâu về ung bướu, Hội thảo lần này còn tổ chức tập huấn quốc tế về chăm sóc giảm nhẹ trong ung thư. Kỳ tập huấn này có sự tham gia báo cáo của các chuyên gia Mỹ về hoạt động chăm sóc giảm nhẹ, quá trình phát triển chăm sóc giảm nhẹ tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, đánh giá và điều trị đau trong ung thư...

Đây là dịp mở rộng hợp tác quốc tế thường xuyên, liên tục của bệnh viện nhằm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũy bác sĩ tiếp cận những nền y học tiến bộ trên thế giới, nhất là y bác sĩ trẻ đang công tác tại khoa phòng.

HồQuang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khoảng 4 năm tới TP.HCM sẽ có lực lượng bác sĩ đạt chuẩn Châu Âu