Ước tính khoảng 1/3 dân số thế giới bị lao tiềm ẩn. Đây là những người tiếp xúc gần, tiếp xúc thường xuyên với người bệnh lao phổi có nguy cơ lây nhiễm lao và phát triển bệnh lao, trong đó có cán bộ quản giáo, nhân viên làm việc tại các trại giam, trại giáo dưỡng.

Khoảng 1/3 cán bộ quản giáo, nhân viên làm việc tại các trại giam bị lao tiềm ẩn

Hồ Quang | 07/11/2023, 20:10

Ước tính khoảng 1/3 dân số thế giới bị lao tiềm ẩn. Đây là những người tiếp xúc gần, tiếp xúc thường xuyên với người bệnh lao phổi có nguy cơ lây nhiễm lao và phát triển bệnh lao, trong đó có cán bộ quản giáo, nhân viên làm việc tại các trại giam, trại giáo dưỡng.

Lao tiềm ẩn là tình trạng một người bị nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis nhưng không có bằng chứng biểu hiện của bệnh lao, và không có khả năng lây nhiễm cho người khác. Nói cách khác, lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể người có đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên của vi khuẩn lao, nhưng chưa có triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng cho thấy bệnh lao hoạt động.

lao-tiem-an-lao-hinh-anh(1).png
Bệnh nhân mắc bệnh lao điều trị tại một cơ sở y tế - Ảnh: PV

Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), khoảng 1/3 dân số thế giới bị lao tiềm ẩn. Đây là những người tiếp xúc gần, tiếp xúc thường xuyên với người bệnh lao phổi có nguy cơ lây nhiễm lao và phát triển bệnh lao, gồm: trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao phổi; người từ 5 tuổi trở lên tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao phổi; nhân viên y tế làm việc tại các đơn vị phòng chống lao, hoặc các cơ sở y tế có thể có người bệnh lao đến khám; cán bộ quản giáo, nhân viên làm việc tại các trại giam, trại giáo dưỡng.

Ngoài ra, người tiếp xúc hộ gia đình là các thành viên sống trong cùng nhà với người bệnh lao phổi, hoặc những người đáp ứng các điều kiện như: ngủ cùng nhà với người bệnh lao phổi ít nhất 1 đêm/tuần trong 3 tháng trước khi người bệnh được chẩn đoán; hoặc ở cùng nhà với người bệnh lao phổi ít nhất 1 giờ/ngày và liên tục 5 ngày/tuần trong 3 tháng trước khi người bệnh lao phổi được chẩn đoán cũng có nguy cơ bị lao tiềm ẩn.

Trong khi đó, những người có các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển từ nhiễm lao thành bệnh lao là người nhiễm HIV ở mọi lứa tuổi; người bệnh bụi phổi; người bệnh đái tháo đường; người bệnh suy thận, chạy thận nhân tạo; người bệnh cấy ghép tạng và những người chuẩn bị cấy ghép tạng; người bệnh điều trị ức chế miễn dịch kéo dài (bệnh hệ thống như bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến, …); người bệnh điều trị thuốc sinh học (anti-TNF).

Phân tích của HCDC cho thấy một người bị lao tiềm ẩn, nhưng không thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh lao và không điều trị lao tiềm ẩn, thì có nguy cơ khoảng 5% sẽ chuyển thành bệnh lao trong vòng 2 năm đầu tiên sau nhiễm lao và khoảng 10% sẽ chuyển thành bệnh lao trong suốt cuộc đời và trở thành nguồn lây nhiễm cho những người xung quanh.

Cũng theo HCDC nguy cơ chuyển thành bệnh lao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tình trạng miễn dịch của từng người. Một người bị lao tiềm ẩn, nhưng không thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh lao và không điều trị lao tiềm ẩn, thì có nguy cơ khoảng 5% sẽ chuyển thành bệnh lao trong vòng hai năm đầu tiên sau nhiễm lao và khoảng 10% sẽ chuyển thành bệnh lao trong suốt cuộc đời của họ.

Tuy nhiên, đối với người bệnh đái tháo đường bị lao tiềm ẩn nhưng không điều trị lao tiềm ẩn thì có nguy cơ khoảng 30% sẽ chuyển thành bệnh lao trong suốt cuộc đời của họ (có nguy cơ mắc lao cao gấp 3 lần những người không bị bệnh đái tháo đường). Còn đối với người nhiễm HIV và bị lao tiềm ẩn nhưng không điều trị nhiễm HIV và không điều trị lao tiềm ẩn thì có nguy cơ khoảng 7-10% sẽ chuyển thành bệnh lao trong vòng 1 năm.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính năm 2022 có 10,6 triệu ca mắc lao và 1,6 triệu người tử vong. Việt Nam đứng thứ 11 trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao đa kháng thuốc cao, với 103.000 bệnh nhân lao năm 2022.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhiều bệnh nhân lao không được phát hiện và điều trị, trở thành nguồn lây trong cộng đồng, khiến tỉ lệ ca mắc mới và tử vong tăng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khoảng 1/3 cán bộ quản giáo, nhân viên làm việc tại các trại giam bị lao tiềm ẩn