Muỗi không chỉ hút máu vì trên thực tế, nguồn thức ăn chính của chúng là mật hoa từ thực vật. Do vậy, việc chúng ta tỏa ra những mùi hương có nguồn gốc từ thực vật hoặc giống với thực vật có thể khiến chúng bối rối trong việc ra quyết định.

Khoa học giải thích việc muỗi thích hút máu người này mà chê người khác

Anh Tú | 18/07/2023, 20:15

Muỗi không chỉ hút máu vì trên thực tế, nguồn thức ăn chính của chúng là mật hoa từ thực vật. Do vậy, việc chúng ta tỏa ra những mùi hương có nguồn gốc từ thực vật hoặc giống với thực vật có thể khiến chúng bối rối trong việc ra quyết định.

Tại sao một số người bị muỗi tìm đến “xin tí huyết” trong khi những người khác lại bình an vô sự. Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đề xuất để giải thích câu chuyện này nhưng trước giờ chưa có công trình nào thực sự nghiêm túc.

Gần đây, các nhà khoa học từ Virginia Tech đã phát hiện ra rằng việc sử dụng một số loại xà phòng có thể làm tăng khả năng thu hút muỗi, trong khi những loại khác có thể xua đuổi chúng. Tuy nhiên, tác động của các loại xà phòng này lại khác nhau giữa từng người do sự tương tác giữa xà phòng và mùi đặc trưng của mỗi người.

Phát hiện của họ mới đây đã được công bố trên tạp chí iScience. Nhà khoa học Clément Vinauger là tác giả của công trình nghiên cứu cho biết: “Điều đáng chú ý là cùng một người cực kỳ thu hút muỗi khi không được tắm rửa lại có thể hấp dẫn hơn đối với muỗi bằng một loại xà phòng và sau đó trở thành đối tượng mà muỗi phải lảng tránh bằng một loại xà phòng khác”.

Con người từ thời cổ đại đã biết sử dụng xà phòng và các sản phẩm tạo hương theo người. Chúng ta biết rằng dùng xà phòng hay nước hoa giúp người xung quanh thay đổi cảm nhận về mùi cơ thể của mình, nhưng không rõ liệu những sản phẩm tạo mùi này có thay đổi cách muỗi cảm nhận và dẫn đến phân biệt đối xử chúng ta khi chọn mục tiêu hút máu hay không. Muỗi không chỉ hút máu vì trên thực tế, nguồn thức ăn chính của chúng là mật hoa từ thực vật. Do vậy, việc chúng ta tỏa ra những mùi hương có nguồn gốc từ thực vật hoặc giống với thực vật có thể khiến chúng bối rối trong việc ra quyết định.

Để khám phá mối quan hệ giữa việc sử dụng xà phòng và sự hấp dẫn đối với muỗi, trước tiên các nhà nghiên cứu đã phân tích hóa chất gây mùi cơ thể từ bốn người tình nguyện phát ra, cả khi chưa tắm rửa và sau khi họ tắm rửa bằng từng loại xà phòng trong số bốn nhãn hiệu— Dial, Dove, Native và Simple Truth. Họ cũng phân tích cấu hình mùi của 4 loại xà phòng.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng mỗi tình nguyện viên phát ra mùi đặc trưng, mùi một số người hấp dẫn muỗi hơn những người khác. Việc tắm bằng xà phòng đã thay đổi đáng kể cấu hình mùi này.

Nhà sinh vật học Chloé Lahondère phân tích: “Mọi người đều có mùi khác nhau, ngay cả sau khi thoa xà phòng. Tình trạng sinh lý của bạn, cách bạn sống, những gì bạn ăn và những nơi bạn đến đều ảnh hưởng đến mùi của bạn. Và xà phòng thay đổi đáng kể cách chúng ta ngửi, không chỉ bằng cách thêm hóa chất mà còn bằng cách gây ra sự biến đổi các hợp chất mà chúng ta đã tiết ra một cách tự nhiên”.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã so sánh mức độ hấp dẫn tương đối của từng tình nguyện viên đối với muỗi Aedes aegypti khi không tắm rửa so với một giờ sau khi sử dụng các loại xà phòng khác nhau. Vì muỗi đực chỉ ăn mật hoa và muỗi cái chỉ hút máu sau khi giao phối, nên các nhà nghiên cứu đã tập trung kiểm tra mức độ hấp dẫn đối với muỗi cái ngay khi chúng vừa giao phối. Họ cũng loại trừ tác động của khí carbon dioxide (CO2) mà con người thở ra (một dấu hiệu quan trọng khác đối với muỗi) bằng cách tiến hành các thử nghiệm sở thích của muỗi trên vải đã hấp thụ mùi của tình nguyện viên.

Tắm bằng xà phòng ảnh hưởng đến sở thích của muỗi, nhưng quy mô và hướng của tác động này khác nhau giữa các loại xà phòng và giữa những người tình nguyện. Rửa bằng Dove và Simple Truth làm tăng sức hấp dẫn của một số (nhưng không phải tất cả) tình nguyện viên, trong khi rửa bằng xà phòng Native có xu hướng đuổi muỗi.

Vinauger nói: “Điều thực sự quan trọng đối với muỗi không phải là hóa chất nào phát ra mùi nhiều nhất, mà là sự kết hợp cụ thể của các hóa chất, không chỉ từ xà phòng mà còn từ mùi cơ thể đặc trưng của mỗi chúng ta. Tất cả các loại xà phòng đều chứa một hóa chất gọi là limonene (giống tên một loại thuốc chống muỗi phổ biến). Mặc dù đó là hóa chất chính trong cả bốn loại xà phòng, nhưng ba trong số đó lại làm tăng khả năng thu hút muỗi”.

Lahondère cho biết: “Chúng ta biết rằng tỷ lệ hóa chất là cực kỳ quan trọng để xác định liệu muỗi có bị thu hút hay bị xua đuổi hay không. Thay đổi tỷ lệ của cùng một hóa chất chính xác có thể dẫn đến sự hấp dẫn, sự thờ ơ hoặc sự xa lánh đối với muỗi”.

Để xác định các thành phần cụ thể đã thu hút và xua đuổi muỗi, các nhà nghiên cứu đã phân tích thành phần hóa học của các loại xà phòng khác nhau về tác động của chúng đối với sở thích của muỗi. Họ đã xác định được bốn hóa chất liên quan đến việc thu hút muỗi và ba hóa chất liên quan đến việc xua đuổi muỗi, gồm một hóa chất có mùi dừa là thành phần chính trong American Bourbon và một hợp chất từ hoa được sử dụng để điều trị ghẻ và chấy. Nhóm nghiên cứu đã kết hợp các hóa chất này để tạo ra các hỗn hợp và thử nghiệm xem chúng có tác động đến muỗi như thế nào.

Nhóm dự định sẽ mở rộng những kết quả này và tìm ra một số công thức bằng cách thử nghiệm nhiều loại xà phòng hơn và với nhiều người hơn. Họ cũng có kế hoạch khám phá cách xà phòng tác động đến sở thích của muỗi trong một khoảng thời gian dài hơn. Vinauger nói: “Chúng tôi rất tò mò muốn xem diễn biến thời gian của hiệu ứng này. Ví dụ, nếu bạn tắm vào buổi sáng, liệu mùi trên người có còn ảnh hưởng đến muỗi vào buổi tối không?”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khoa học giải thích việc muỗi thích hút máu người này mà chê người khác