Tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là phương thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đang áp dụng để bù lại những mất mát về thị phần tại các thị trường chủ lực.

Khó khăn tại EU, Nhật… đẩy xuất khẩu cá ngừ của VN sang Trung Quốc tăng đột biến

tuyetnhung | 28/04/2016, 12:37

Tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là phương thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đang áp dụng để bù lại những mất mát về thị phần tại các thị trường chủ lực.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ngày 27.4, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (một thị trường từ trước tới nay chưa được xem là chủ lực) đạt gần 7 triệu USD, tăng 253% so với cùng kỳ năm trước chỉđạt 2 triệu USD.

Trong đó phải kể đến cá ngừ phi lê/thăn cá ngừ, con số xuất khẩu sang thị trường này tăng cao đột biến, lên tới 1,4 triệu USD, tăng 372%.

Chỉ ra nguyên nhân xuất khẩucá ngừ sang thị trường Trung Quốc tăngcao “chót vót”, VASEP cho rằng: “Nguyên nhân chủ yếu là tại các thị trường chủ lực nhưEU, Mỹ, Nhật… việc xuất khẩu cá ngừ của tagặp phải những rào cản, khó khăn khiến thị phần tại các thị trưởng này có phần suy giảm. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ của doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu để chế biến xuất sang thị trường châu Âu đã có xu hướng gia tăng. Theo đó, thị trường Trung Quốc hiện có thể được coi là thị trường thay thế tiềm năng”.

Trong năm 2015, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm so với năm 2014 nhưng lại tăng về giá trị, tăng cao hơn so với các thị trường chủ lực Mỹ, EU.

Năm 2015, Trung Quốc đã nhập khẩu cá ngừ từ 37 nước, với hơn 89.000tấn, trị giá hơn 126 triệu USD, tăng nhẹ 1,3% về khối lượng nhưng giảm gần 6% về giá trị so với năm 2014. Cũng trong xu hướng này, nhập khẩu cá ngừ của Trung Quốctừ Việt Nam trong năm 2015 chỉ đạt hơn 12,5 triệu USD, giảm gần 20% so với năm 2014.

Theo VASEP dự báo, trong thời gian tới, sẽ còn rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước vẫn đánh giá rằng đây không phải là thị trường xuất khẩu bền vững trong tương lai, bởi vì tiềm ẩn nhiều rủi ro về giá, hình thức thanh toán, yêu cầu chất lượng…

Đánh giá về tiềm năngcá ngừ củaViệt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, trữ lượng cá ngừ của Việt Nam còn rất lớn nhưng khả năng khai thác của ngư dân hiện rất hạn chế.

Chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này,ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nhận định làdo công nghệ, kỹ thuật trong khai thác, bảo quản, đặc biệtlà khâu tổ chức thu mua còn nhiều bất cập.

Ông Chu Tiến Vĩnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam cũng cho biếtmột trong những cái khó đối với nghề khai thác cá ngừ là nhà nước chưa thực sự xác định cá ngừ là đối tượng chủ lực và có giá trị kinh tế đối với nghề khai thác hảisản xa bờ. Việc khai thác thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm này còn đang ở diện tự phát.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khó khăn tại EU, Nhật… đẩy xuất khẩu cá ngừ của VN sang Trung Quốc tăng đột biến