Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ khẩn trương triển khai phương án ứng phó áp thấp nhiệt đới, bảo đảm an toàn trên biển, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, sẵn sàng sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.

Khẩn trương ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa lớn

Tuyết Nhung | 24/09/2023, 21:10

Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ khẩn trương triển khai phương án ứng phó áp thấp nhiệt đới, bảo đảm an toàn trên biển, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, sẵn sàng sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều 24.9 vùng áp thấp trên Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Hồi 13 giờ ngày 24.9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 112,8 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200km về phía đông nam, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8, di chuyển theo hướng tây với tốc độ 10km/giờ.

bao-1623462742621.jpg
Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ khẩn trương triển khai phương án ứng phó áp thấp nhiệt đới, bảo đảm an toàn trên biển - Ảnh: Internet

Dự báo đến 13 giờ ngày 25.9, áp thấp nhiệt đới cách Quảng Ngãi khoảng 170km, cách Đà Nẵng khoảng 230km, mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Đến 13 giờ ngày 26.9, áp thấp nhiệt đới trên đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi, mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Từ ngày 25 đến 27.9, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có mưa rất to. Ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, có nơi hơn 350mm/đợt; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ từ 100-150mm/đợt, có nơi hơn 200mm/đợt.

Trong đó, Nghệ An là vùng trọng điểm của thiên tai, nếu xảy ra mưa bão, lũ quét đều gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhà nước và người dân. Các địa phương thường bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng của thiên tai, nhất là mưa lớn, lũ quét là các huyện miền núi và các huyện ven biển như: Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai...

Tại một số địa phương trong tỉnh, do ảnh hưởng của thiên tai và nguồn lực của địa phương có hạn nên đến nay cơ sở hạ tầng vẫn chưa khắc phục được một cách triệt để, nhiều nguy cơ vẫn còn đe dọa đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai (Ban Chỉ đạo) yêu cầu ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tuyến biển, từ Quảng Bình đến Phú Yên theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm;

Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển và nuôi trồng thủy, hải sản; chủ động cắm biển và bảo đảm an toàn cho người và tài sản tại các chòi canh, lồng bè tùy theo diễn biến của áp thấp nhiệt đới...

Đối với khu vực đất liền, Ban Chỉ đạo yêu cầu các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại;

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn;

Tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn;

Chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công dở dang. Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng, chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp;

Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và bảo đảm an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra...

Bài liên quan
Từ Thừa Thiên Huế - Khánh Hòa tiếp tục có mưa đến rất to, ngoài biển áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên thành bão
Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
4 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khẩn trương ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa lớn