Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian qua, chiều 13.2, Bộ Y tế đã tiến hành họp khẩn cấp với các đơn vị liên quan, nhằm tăng cường đối phó với dịch bệnh, nhất là trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.

Khẩn cấp ngăn chặn nguy cơ bệnh cúm bùng phát thành dịch

Hải Yến | 14/02/2018, 06:46

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian qua, chiều 13.2, Bộ Y tế đã tiến hành họp khẩn cấp với các đơn vị liên quan, nhằm tăng cường đối phó với dịch bệnh, nhất là trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.

Tại cuộc họp, đại diện các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội cho biết đều đã triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với dịch cúm. Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai khu cấp cứu bệnh nhi và 2 sàn cấp cứu bệnh nhân; dồn máy thở cho khoa hồi sức; dự trữ 1.260 viên thuốc tamiflu...

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nayđã có hơn 700 ca mắc cúm được phát hiện và tới điều trị tại viện. Hiện tại vẫn còn 63 ca đang điều trị nội trú tại khoa truyền nhiễm.

Ở Bệnh viện Bạch Mai, TS Dương Đức Hùng – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biếttrước diễn biến phức tạp của dịch cúm, đặc biệt là với trẻ nhỏ, bệnh viện đã dành riêng một khu để điều trị cách ly các bệnh nhân, đồng thời bố trí lượng máy thở để sẵn sàng điều trị khi có bệnh nhân nặng.

Đáng lưu ý, đại diện các bệnh viện đều cho biếttrong 2 - 3 tuần gần đây, số bệnh nhân nhiễm cúm tăng mạnh, nhiều trường hợp phải nhập viện do bội nhiễm viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí suy hô hấp, suy tạng. Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), khuyến cáo các bác sĩ không nên chỉ định sử dụng rộng rãi thuốc khángvi rút Tamiflu để tránh kháng thuốc và tránh tạo nên cơn sốt giả về loại thuốc này; đồng thời, yêu cầu các bệnh viện giám sát chặt chẽ các bác sĩ trong việc kê đơn Tamiflu.

Trước tình hình bệnhcúm gia tăng và diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ra công văn yêu cầu các đơn vị phải có kế hoạch để phục vụ bệnh nhân, ngăn chặn dịch bùng phát

Phó giáo sư,tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cũng yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường việc giám sát, phát hiện sớm, khoanh vùng, kiên quyết không để bùng phát dịch lớn. “Các bệnh viện phải luôn trong tình trạng sẵn sàng để ứng phó kịp thời với bệnhcúm, đặc biệt chú trọng kiểm soát nhiễm khuẩn, thực hiện tốt việc phòng lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do mắc bệnh truyền nhiễm khi điều trị tại bệnh viện”, ông Khuê yêu cầu.

Đối với các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, số lượng người bệnh nhập viện do cúm có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm 2018 đến nay có tới 1.040 trường hợp mắc cúm được ghi nhận, có thời điểm hàng chục trẻ nhập viện cùng 1 ngày do cúm. Chính vì số lượng bệnh nhân nhập viện vì bệnh cúm tăng lên khá nhanh nên thuốc khá khan hiếm, thậm chí có những người bệnh trả số tiền cao để có thể mua được thuốc để điều trị cho con.

Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới,chị Nguyễn Vũ Hà Anh (H.Gia Lâm) có con đang điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết thuốc Tamiflu (thuốc được chỉ định điều trị bệnh cúm) thời gian gần đây rất khan hiếmnên chị vừa mua 5 viên thuốc ở bên ngoài bán do một gia đình bệnh nhân có con đã khỏi bệnh mua dự trữ trước đó, với giá 500.000 đồng/viên. "Tôi mua 5 viên là 2.500.000 đồng/liều, bác sĩ đã kê đơn chỉ cần đủ liều là con tôi sẽ đỡ bệnh nên dù có đắt tôi cũng tìm mua cho con mình kẻo biến chứng, nguy hiểm".

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biếthiện nay thuốc Tamiflu vẫn đáp ứng đủ trong điều trị với 22.000 viên. Tuy nhiên, ông Khoa cũng lưu ý không lạm dụng việc kê đơn loại thuốc này cho người bệnh. “Các bác sĩ chỉ kê đơn có loại thuốc này cho một số trường hợp thật sự cần thiết như có biến chứng nặng. Nhiều người bệnh ra ngoài mua 1 viên Tamiflu với giá 500.000 đồng, như vậy 1 vỉ thuốc Tamiflu có giá bán ở ngoài là 5 triệu, như vậy là quá cao mà thực chất chỉ có người bệnh bị biến chứng mới phải dùng loại này, còn không thì có thể thay thế bằng loại khác”, ông Khoa nói.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu, bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên gia cầm có độc lực mạnh có nguy cơ xuất hiện và lây lan trong trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm 2018, vì đây là thời điểm nhu cầu vận chuyển và giết mổ gia cầm tăng mạnh.

“Người dân không ăn tiết canh, không ăn gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc; khi có biểu hiện như: sốt, ho, đau ngực, khó thở và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời”, ông Phu đặc biệt lưu ý.

Dạ Thảo - Ảnh: Bộ Y tế

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khẩn cấp ngăn chặn nguy cơ bệnh cúm bùng phát thành dịch