9 giờ sáng ngày 20.10, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 15 khai mạc tại Hà Nội. Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ họp tập trung trong thời gian 21 ngày.

Khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 15

Lam Thanh | 20/10/2022, 09:57

9 giờ sáng ngày 20.10, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 15 khai mạc tại Hà Nội. Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ họp tập trung trong thời gian 21 ngày.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tình hình đất nước 9 tháng đầu năm đạt được những kết quả tích cực, có nhiều dấu ấn nổi bật, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83%, các khu vực kinh tế đều phục hồi và tăng trưởng cao; thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt; thu ngân sách, FDI tăng so với cùng kỳ; số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường tăng 33% so với cùng kỳ và gấp 4 lần số doanh nghiệp đóng cửa…

Ngoài ra, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện, triển khai kịp thời các chính sách xã hội như chính sách người có công, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng bởi COVID-19…

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, ngành y tế giữ vai trò nòng cốt trong phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe cho người dân; ngành giáo dục có nhiều cố gắng, kịp thời điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông, chuyển đổi số trong thị tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học; lĩnh vực văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều sự kiện văn hóa quy mô lớn được tổ chức thành công; quốc phòng – an ninh được tăng cường, giữ vững môi trường hòa bình, an ninh quốc gia, trật tự xã hội; đấu tranh phòng chống tham nhũng được đổi mới, tăng cường…

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cho biết thời gian còn lại của năm 2022 và 2023 có nhiều thách thức, có thể làm chậm lại quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội; biến động khó lường của kinh tế- chính trị thế giới như xung đột Nga- Ukraine, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt, áp lực lạm phát, biến độ tỷ giá, nguy cơ suy thoái thế giới, thiên tai phức tạp, cực đoan… vẫn là những thách thức lớn nhất trong ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của đất nước.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng các báo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của các ủy ban của Quốc hội, nhận rõ những kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc, chỉ ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, các dự án luật cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp này đều rất quan trọng. Trong đó, Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm thể chế hóa Nghị quyết 18 của Hội nghị Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các đại biểu bám sát chủ trương của Đảng, thể chế hóa đầy đủ, chính xác, kịp thời thành các quy định cụ thể; chỉ đưa vào luật những vấn đề đã chín, rõ, có sự định hướng của Trung ương.

Đồng thời kế thừa những quy định mang tính chất ổn định với thực tiễn, phù hợp với luật pháp về đất đai qua các thời kỳ, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn những phải đảm bảo tính đồng bộ, chiến lược, lâu dài; không hợp thức hóa những vướng mắc, sai phạm; không đưa vào luật những vấn đề vụn vặt, nhỏ lẻ, cá thể, không thể hiện đúng bản chất quan hệ đất đai phát sinh trong thực tiễn…

Ngoài ra, tách bạch rõ để đưa vào luật những quan hệ đất đai mang tính chất công và đất đai mang tính chất tư; bảo đảm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiện cho các chủ thể tiếp cận đất đai công bằng, hiệu quả…

Theo chương trình phiên khai mạc, sau khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 15.

Tại phiên làm việc buổi chiều trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2023-2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2023-2025.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

khai-mac.jpg
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 14 khai mạc tại Hà Nội

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Chiều 20.10, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình bày Tờ trình về việc miễn nhiệm Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026.

Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về: Miễn nhiệm Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026; phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026.

Bài liên quan
Quốc hội Mỹ thẩm vấn Amazon về thỏa thuận thương mại điện tử với TikTok
Một số người cho rằng sự hợp tác cho phép người dùng mua hàng hóa trên Amazon thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này sở hữu khiến việc cấm TikTok ở Mỹ trở nên khó khăn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 15