Chính phủ Nhật Bản dự tính xây dựng 130 kho đạn mới trên toàn quốc từ năm 2035, nhằm củng cố khả năng chiến đấu lâu dài của Cục Phòng vệ Nhật Bản (SDF).

Kế hoạch xây dựng 130 kho đạn của Nhật

Bảo Vĩnh | 04/12/2022, 15:08

Chính phủ Nhật Bản dự tính xây dựng 130 kho đạn mới trên toàn quốc từ năm 2035, nhằm củng cố khả năng chiến đấu lâu dài của Cục Phòng vệ Nhật Bản (SDF).

Báo Yomiuri Shimbun ngày 4.12 dẫn các nguồn tin chính phủ và đảng cầm quyền cho biết: ngoài đạn thông thường, các kho mới chủ yếu sẽ trữ tên lửa hành trình không đối đất tầm xa - loại vũ khí sẽ giữ vai trò chính trong khả năng phản công và tiêu diệt vị trí tên lửa địch nhằm tự phòng vệ của SDF.

Gần đây, chính phủ Thủ tướng Fumio Kishida thường dùng thuật ngữ “năng lực phản kích” tầm xa để phản công - tiêu diệt các cơ sở của đối phương, cho phép Nhật Bản tấn công để vô hiệu hóa bệ phóng tên lửa địch trước khi chúng được phóng từ lãnh thổ nước khác.

Khái niệm "năng lực phản kích" là sự chuyển đổi khỏi học thuyết phòng thủ tên lửa từ đánh chặn sang phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công đáp trả.

Năng lực phản kích sẽ gồm phiên bản cải tiến của tên lửa đất đối hạm Type 12 của lục quân SDF và tên lửa hành trình Tomahawk do Mỹ sản xuất.

Chính phủ Nhật Bản đang dự tính làm rõ vấn đề sở hữu năng lực phản khích trong 3 tài liệu an ninh, gồm Chiến lược An ninh Quốc gia vốn sẽ được xem xét, sửa đổi từ giữa tháng 12 này.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự tính xây khoảng 90 kho đạn cho lục quân SDF và 40 kho cho hải quân SDF. Mục tiêu đầu tiên là xây từ 60 - 70 kho đạn trong 5 năm tới.

Vì không thể xây thêm kho đạn mới ở tỉnh đảo Okinawa, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng sẽ xem xét khả năng sẽ sử dụng chung kho đạn Kadena nằm cạnh căn cứ Kadena của không quân Mỹ tại Okinawa.

Số lượng đạn của Nhật Bản hiện tại bị cho là rất thiếu và sẽ được tăng sản xuất. Điều quan trọng nhất là Nhật Bản tăng cường trữ đạn và phụ tùng, để quân đội vốn chưa được “thử lửa” có thể duy trì khả năng chiến đấu lâu dài.

japan-sdf-miyako-island.jpg
Tên lửa của Cục phòng vệ Nhật Bản - Ảnh: Mainichi

Mỗi năm, Nhật chi chưa tới 200 tỉ yên để trang bị đạn dược. Việc xây kho đạn mới thường gặp khó do cư dân địa phương phản đối. Các nhà sản xuất đạn cũng lo ngại việc tăng sản lượng càng gây khó cho vấn đề trữ đạn, điều dẫn đến việc giảm mạnh các đơn đặt hàng.

Nếu xảy ra tình trạng này, Nhật Bản sẽ không thể chiến đấu lâu dài vì thiếu đạn. Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã nói nếu xảy ra "đấu súng" thì kho đạn của Nhật Bản sẽ cạn sau 10 ngày.

Bộ Quốc phòng cho biết, hiện Nhật có khoảng 1.400 kho đạn, nhưng chủ yếu là kho nhỏ và 70% nguồn đạn được trữ ở vùng phía bắc như Hokkaido, đảo chính ở phía cực bắc của Nhật Bản cách Đài Loan hơn 2.000 km.

Ngoài việc lập thêm kho đạn trên toàn quốc, Bộ sẽ chú trọng xây nhiều kho đạn ở quần đảo Nansei nhằm đề phòng xảy ra tình trạng khẩn cấp liên quan đến Đài Loan.

Các mục tiêu của Nhật có thể bị tấn công là đảo Yonaguni, cách Đài Loan 110 km về phía đông, cùng các đảo ở rìa. Trong khi đó, đảo Miyako thuộc tỉnh Okinawa là nơi duy nhất mà SDF có dàn tên lửa Type 12 để đối phó mối đe dọa từ các tàu chiến địch.

Trong giai đoạn đầu của tình huống khẩn cấp liên quan Đài Loan, SDF sẽ cần chuyển nhanh xe tăng Type 10, súng tự hành, đạn dược, hậu cần cùng các khí tài quân sự hạng nặng khác của Sư đoàn 7 cơ động của lục quân SDF ở Hokkaido.

Hiện tại, hải quân SDF chỉ có 3 tàu vận chuyển để chở xe tăng và khí tài hạng nặng. Bộ Quốc phòng có hợp đồng thuê phà dân sự nếu xảy ra tình trạng khẩn cấp, nhưng thủy thủ dân sự có thể miễn cưỡng tham gia hoạt động nếu chiến tranh tăng cấp độ.

Ngoài ra, việc Mỹ đổ quân tiếp viện từ Hawaii cũng mất nhiều thời gian, và không có nhiều đạn ở các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật. 

Báo Nhật Mainichi Shimbun ngày 3.12 đưa tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang xét khả năng tăng số đơn vị của Lữ đoàn 15 lục quân SDF lên 2 trung đoàn.

Lữ đoàn này hiện có 2.200 binh lính và sĩ quan, đóng tại Naha, thủ phủ của tỉnh Okinawa, là lực lượng bảo vệ quần đảo Nansei cũng như sẵn sàng đối phó tình huống liên quan Đài Loan.

Bên cạnh đó, cấp bậc sĩ quan cao nhất của Lữ đoàn 15 sẽ được nâng từ thiếu tướng lên đại tướng, nhằm tăng cường hợp tác giữa Nhật Bản với Mỹ, vì cấp bậc sẽ tương ứng với tướng tư lệnh Lực lượng Thủy quân lục chiến viễn chinh số 3 (thuộc binh chủng Thủy quân Lục chiến Mỹ) cũng đóng tại Okinawa.

Theo Yomiuri shimbun
Copy Link
Bài liên quan
Vì sao Nhật Bản nỗ lực đóng tàu ngầm mang tên lửa tầm xa?
Để đạt mục tiêu sở hữu tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa tầm xa, chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch đóng một tàu ngầm thử nghiệm nhằm xác minh các vấn đề kỹ thuật.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kế hoạch xây dựng 130 kho đạn của Nhật