Đó là nhận định của thiếu tướng Trần Thế Quân – Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính Tư pháp, Bộ Công an về việc xử lý nghi can Nguyễn Thành Dũng, kẻ được cho là bạo hành bé trai 3 tuổi tại Campuchia rồi quay lại clip.

Kẻ bạo hành bé trai ở Campuchia sẽ bị xét xử tại Việt Nam

Hồ Phước Đông | 08/12/2016, 18:46

Đó là nhận định của thiếu tướng Trần Thế Quân – Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính Tư pháp, Bộ Công an về việc xử lý nghi can Nguyễn Thành Dũng, kẻ được cho là bạo hành bé trai 3 tuổi tại Campuchia rồi quay lại clip.

Chiều 8.12, trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, thiếu tướng Trần Thế Quân – Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính Tư pháp, Bộ Công an nhận định trường hợp của nghi can Nguyễn Thành Dũng (34 tuổi) sẽ bị xử lý tại Việt Nam, theo các quy định của pháp luật Việt Nam chứ không dẫn độ qua Campuchia.

Theo thiếu tướng Quân, đây là nguyên tắc của mỗi quốc gia và từ trước đến nay không có trường hợp nào dẫn độ công dân Việt Nam cho một nước khác xử lý.

“Nước ta có quyền tài phán riêng, Dũng sẽ bị xử lýtheo luật pháp Việt Nam nếu xác lập hành vi cấu thành phạm tội với đầy đủ chứng cứ. Việt Nam và Campuchia sẽ hỗ trợ nhau về mặt chứng cứ, thông tin các nghi can, bị hại trong vụ việc này. Tất nhiên, quá trình này phải đảm bảo đúng các quy định pháp luật của mỗi nước, đúng các hiệp định, nội dung đã ký kết song phương hay đa phương với nhau và quan trọng là đúng bản chất vụ án, đúng người, đúng tội”, thiếu tướng Quân thông tin thêm.

Luật sư Trương Minh Hiếu (Văn phòng luật sưHuỳnh Minh Luật, Đoàn luật sư TP.HCM) thông tin: “Tại nước ta, hành vi này của Dũng và các đồng phạm sẽ bị xử lýrất nặng, có thể lên đến 15 năm tù tùy theo mức độ giám định thương tật của nạn nhân”.

Cụ thể, luật sư Trương Minh Hiếu cho biết, hành vi của Dũng (theo những hình ảnh trên mạng xã hội)đã vi phạm pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác theo Điều 104 BLHS năm 1999, mức phạt có thể tối đa 3 năm tù tại khoản 1 điều này.

Tuy nhiên, nếu như bé trai bị Dũng tra tấn được đưa đi giám định và mức thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%thì nghi can này có thể bị phạt tù tối đa đến 7 năm tại khoản 2. Tương tự, tại khoản 3 điều này, nếu tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% và vi phạm các điểm tại khoản 1 Điều 104 BLHS thì mức phạt tối đa lên đến 15 năm tù.

Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền nhiều đoạn clip với nội dung, hình ảnh một đứa bé không mặc quần áo bị một thanh niên (sau đó xác định là Dũng) dùngkìm kẹp vào chân, mặt, chích điện. Nhiều người xem vô cùng bức xúc, giận dữ với hành vi mất nhân tính của thanh niên trên.

Thông tin ban đầu cho biếtkẻ hành hạ trẻ em trong clip tên Nguyễn Thành Dũng, người từng làm việc tại các quán bar ở khu phố Tây, Q.1, TP.HCM. Địa điểm xảy ra cảnh bạo hành là một đồn cao su ở Campuchia, giáp tỉnh Đắk Nông của Việt Nam.

Đến ngày 6.12, Bộ Công an Việt Nam đã cử các trinh sát truy tìm Dũng. Chỉ sau một ngày ráo riết truy tìm, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ thanh niên này khi hắn đang lẩn trốn lại Q.7, TP.HCM.

Phía cảnh sát Campuchia cũng thông tin đang tạm giữ 1 nghi can có hai quốctịch Hà Lan và Mỹ.Liên quan đến vụ việc, 2 người Campuchia khác được mời đến cơ quan chức năng để phục vụ điều tra về việc hành hạ cùng nghi vấn xâm hại tình dục trẻ em.

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Hồ Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kẻ bạo hành bé trai ở Campuchia sẽ bị xét xử tại Việt Nam