Theo đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), những ngày vừa qua, Internet Việt Nam hướng ra quốc tế chủ yếu sử dụng hướng trên bộ qua biên giới phía Bắc và một phần qua APG ở phân đoạn Việt Nam - Hong Kong cùng dung lượng quy mô nhỏ hơn của tuyến cáp biển SMW3.

Internet Việt Nam hướng đi quốc tế sử dụng chủ yếu hướng cáp trên bộ qua Trung Quốc

ICTNews | 14/01/2017, 17:34

Theo đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), những ngày vừa qua, Internet Việt Nam hướng ra quốc tế chủ yếu sử dụng hướng trên bộ qua biên giới phía Bắc và một phần qua APG ở phân đoạn Việt Nam - Hong Kong cùng dung lượng quy mô nhỏ hơn của tuyến cáp biển SMW3.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả 3 tuyến cáp gồm 2 tuyến cáp biển đang được các nhà mạng sử dụng dung lượng lớn IA, AAG và cả tuyến cáp mới APG đều đang gặp sự cố.

Cụ thể, sáng 8.1.2017,tuyến cáp AAG đã bị sự cốdẫn tới mất lưu lượng Internet từ Việt Nam kết nối đi Hong Kong, Singapore và Mỹ; sự cố này theo kế hoạch dựkiến sớm nhất là 28.1 mới được sửa xong.

Riêng vớituyến cáp APG mới được đưa vào khai tháctừ 12.2016, 2 sự cố đồng thời đã xảy ra vào 31.12.2016 tại các vị trí gần Singapore và Chongming - Trung Quốc dẫn tới mất lưu lượng đi Singapore trên tuyếncáp biển này. Trong thông tin cập nhật trưa 13.1.2017từ các nhà mạng, APG đang gặp sự cố và dự kiến 23.1.2017 mới khắc phục xong.

Nói rõ hơn về ảnh hưởng của sự cố mới xảy ra với 3 tuyến cáp biển AAG,IAvà APG với người dùng Internet tại Việt Nam những ngày vừa qua, từ kinh nghiệm đối phó với những tình huống cáp biển bị lỗi trong giai đoạn trước, đại diện VIA nhận định: “Người dùng Internet trong nước chắc chắn bị ảnh hưởng và có cảm giác khó chịu vì việc liên lạc không như thông thường. Qua việc này, chúng tôi cho rằng ngoài việc bổ sung hạ tầng để đảm bảo kết nối Internet quốc tế an toàn hơn, thì việc phát triển nội dung số trong nước cũng cần được đẩy mạnh.

Ngoài ra, cũng cần kéo các nhà cung cấp nội dung số nước ngoài chủ yếu như Facebook, Google vào Việt Nam thì tình hình có thể an tâm hơn. Tăng giao dịch trong nước lên với tốc độ nhanh hơn giao dịch với nước ngoài, sẽ giúp giảm tính nghiêm trọng khi có sự cố”.

Đại diện VIA nhấn mạnh, với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, sự cạnh tranh mạnh, giá cả Internet xuống thấp, thì nhu cầu băng thông quốc tế tăng đột biến, khiến cho hạ tầng kết nối quốc tế của Việt Nam không đảm bảo tính dự phòng. Việc đưa tuyến cáp mới APG chậm hơn kế hoạch gần một năm cũng làm cho tình hình khó khăn hơn.

Trong bối cảnh hiện tại, khi 3 tuyến cáp biển IA, AAG và APG cùng đang gặp sự cố, các ISP đangphải chuyển hướng sang các tuyến cáp quang trên đất liền, hệ thống cáp biển SMW3 và kết nối vệ tinh.

Chia sẻ với ICTnews, ông Bình cho hay: “Chúng tôi nghĩ vệ tinh không giải quyết được vấn đề gì vì dung lượng thấp, độ trễ cao. Theo chúng tôi biết, những ngày vừa qua, Internet Việt Nam phụ thuộc gần như hoàn toàn vào hướng đất liền (biên giới phía Bắc), và một phần qua APG ở phân đoạn Việt Nam - Hong Kong, cùng dung lượng quy mô nhỏ hơn của tuyến cáp biển SMW3”.

Ông Bình cho rằng, về lâu dài, Internet Việt Nam nhất thiết cần phải được bổ sung dung lượng đất liền hướng Nam, Tây Nam để vu hồi hoặc một số hướng cáp biển khác. Những vấn đề đó phụ thuộc vàochiến lược và tính toán kinh doanh của các nhà mạng lớn trong nước và trong khu vực.

Vân Anh - Theo ICTNews
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Internet Việt Nam hướng đi quốc tế sử dụng chủ yếu hướng cáp trên bộ qua Trung Quốc