Các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc phát triển các cấu trúc tái tạo các đặc điểm của mô xương giúp chữa lành xương và sụn khi bị các chấn thương ở đầu gối, mắt cá chân và khuỷu tay hay xảy ra trong thể thao.
Theo Eurek Alert, các kỹ sư công nghệ sinh học quả quyết rằng công nghệ in 3D các mô thay thế xương, dây chằng, sụn có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong việc điều trị cho các vận động viên thể thao, giúp chữa lành xương và sụn thường bị tổn thương trong các chấn thương ở đầu gối, mắt cá chân và khuỷu tay liên quan đến thể thao.
Các nhà khoa học ở Đại học Rice và Đại học Maryland (Mỹ)gần đây đã thông báo về thành công đầu tiên của họ trong việc tạo ra các cấu trúc tái tạo các đặc điểm của mô xương.
Theo các nhà khoa học, các vận động viên thường trải qua quá trình thoái hóa mô. Mô này rất khó để có được trong phòng thí nghiệm, đặc biệt, do cấu trúc xốp. Nhưng nhiệm vụ khó khăn này đã được thực hiện bằng cách in 3D một bộ khung có sử dụng hỗn hợp polymer (mô phỏng mô sụn) và gốm (mô phỏng mô xương) với các thành phần xốp có các lỗ chân lông cho phép các tế bào và mạch máu của bệnh nhân xâm nhập vào mô cấy, cuối cùng cho phép nó trở thành một phần của tự nhiên xương và sụn, tức là miếng cấy ghép nhân tạo sẽ trở thành một phần hữu cơ của cơ thể bệnh nhân. Trong tương lai, các nhà khoa học đặt ra mục tiêu phát triển miếng cấy ghép lý tưởng dựa trên đặc điểm cá nhân của từng người.
Vũ Trung Hương