Theo hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" có 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19.

Hướng dẫn của Bộ Y tế về 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 cho các địa phương, khu vực

P.V | 14/10/2021, 14:07

Theo hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" có 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19.

Theo đó, có 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19

Tiêu chí 1: Các ca mắc mới tại cộng đồng/ số dân/ thời gian

Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc xin

Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám chữa bệnh các tuyến.

Hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế nêu rõ yêu cầu đối với 3 tiêu chí, cụ thể là:

Tiêu chí 1: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần

Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần (ca mắc mới) được phân theo 4 mức độ từ thấp đến cao theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (mức 1: 0 - < 20; mức 2: 20 – <50; mức 3: 50 - <150; mức 4: ≥150).

Tùy theo tình hình thực tế, các địa phương có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm số ca mắc mới trong từng mức độ cho phù hợp.

Tiêu chí 2: Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19

Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 phân theo 2 mức (từ 70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin; dưới 70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin). Các địa phương có thể điều chỉnh tỷ lệ tiêm chủng phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ trong tháng 10.2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19. Từ tháng 11.2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.

Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến

Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn các tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc tỉnh, thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4.

Các quận, huyện, thị xã, thành phố (huyện) có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ôxy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) để đáp ứng khi có dịch xảy ra.

Việc điều chỉnh cấp độ dịch thế nào?

Bộ Y tế nêu rõ trường hợp không đạt được tiêu chí 3 thì không được giảm cấp độ dịch.

Phải tăng lên 1 cấp độ dịch nếu không đạt được yêu cầu về tỷ lệ tiêm vắc xin của người cao tuổi (trừ khi địa bàn đang có dịch ở cấp độ 4 hoặc không có ca mắc).

Đồng thời, Bộ Y tế cũng nêu rõ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tiễn về diễn biến dịch, độ bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh tế xã hội, ...), khả năng ứng phó có thể điều chỉnh các tiêu chí, cấp độ dịch cho phù hợp, đảm bảo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 của Chính phủ.

- Vùng xanh (cấp 1 - bình thường mới): Ở cấp xã hoặc phạm vi nhỏ hơn, số ca mắc dưới 20 ca/tuần, nhiều hơn hoặc bằng 70% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin.

Nếu số ca mắc từ dưới 20 đến 50 ca/tuần nhưng số người từ 18 tuổi đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin trên hoặc bằng 70 % cũng được xếp là vùng xanh.

- Vùng vàng (cấp 2 - nguy cơ trung bình): Số ca mắc từ 20 - 50 ca/tuần, tỷ lệ tiêm chủng dưới 70%.

- Vùng cam (cấp 3 - nguy cơ cao): Số ca mắc 50 - 150 ca/tuần, tỷ lệ tiêm chủng dưới 70%. Nếu tỷ lệ tiêm chủng trên 70% được xếp ở mức 2.

- Vùng đỏ (cấp 4 - nguy cơ rất cao): Số ca mắc trên 150 ca/tuần, tỷ lệ tiêm vắc xin dưới 70%. Nếu tỷ lệ tiêm chủng trên 70% xếp ở mức 3.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hướng dẫn của Bộ Y tế về 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 cho các địa phương, khu vực