Hãng Reuters đưa tin vào ngày 15.9, chính phủ Hungary, Ba Lan, Slovakia lần lượt thông báo tự áp đặt lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine bất chấp Ủy ban châu Âu (EC) quyết định dỡ bỏ.

Hungary, Ba Lan, Slovakia tiếp tục cấm ngũ cốc Ukraine

Cẩm Bình | 16/09/2023, 08:02

Hãng Reuters đưa tin vào ngày 15.9, chính phủ Hungary, Ba Lan, Slovakia lần lượt thông báo tự áp đặt lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine bất chấp Ủy ban châu Âu (EC) quyết định dỡ bỏ.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki phát biểu: “Chúng tôi sẽ gia hạn lệnh cấm dù cho EC không đồng ý. Chúng tôi làm vậy vì lợi ích của nông dân Ba Lan”.

Hungary ban hành nghị định cấm nhập 24 nông sản Ukraine trong đó có ngũ cốc, rau, một số sản phẩm thịt và mật ong. Bộ Nông nghiệp Slovakia sau đó cũng đưa ra lệnh cấm tương tự.

Cả ba lệnh cấm ở Hungary, Ba Lan, Slovakia không áp dụng với nông sản Ukraine quá cảnh sang quốc gia thứ ba.

hung.jpg

Trước đó cùng ngày, EC tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc Ukraine sang Ba Lan, Hungary, Slovakia, Romania, Bulgaria, sau khi Ukraine đồng ý thực hiện nhiều biện pháp nhằm tránh tình trạng ngũ cốc xuất ồ ạt sang các nước láng giềng.

Không như Hungary, Ba Lan, Slovakia, chính phủ Romania tuyên bố đang chờ Ukraine trình kế hoạch hành động về biện pháp ngăn chặn trước khi quyết định có đơn phương áp đặt lệnh cấm hay không.

Do loạt cảng trên Biển Đen bị phong tỏa khi chiến sự nổ ra, Ukraine - một trong số quốc gia xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới - chuyển sang sử dụng tuyến đường vận tải qua một số thành viên Liên minh châu Âu (EU) như Ba Lan và Romania.

Nhưng cuối cùng hàng triệu tấn ngũ cốc (rẻ hơn giá bán tại EU) lại chỉ sang đến các nước láng giềng do tắc nghẽn hậu cần cũng như do khoảng cách ngắn. Nông dân Ba Lan, Bulgaria, Romania tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình tỏ ý phản đối.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hungary, Ba Lan, Slovakia tiếp tục cấm ngũ cốc Ukraine