Theo Kinh dịch và thuyết Nhân tướng học, hình dạng chiếc mũi ảnh hưởng  nhiều đến đường công danh - sự nghiệp cũng như tình duyên,... của con người. Mũi đẹp chưa chắc tốt, và mũi tốt chưa chắc đã đẹp.

Hình dạng chiếc mũi liên quan đến “vận hạn” con người như thế nào?

Một Thế Giới | 20/02/2014, 06:38

Theo Kinh dịch và thuyết Nhân tướng học, hình dạng chiếc mũi ảnh hưởng  nhiều đến đường công danh - sự nghiệp cũng như tình duyên,... của con người. Mũi đẹp chưa chắc tốt, và mũi tốt chưa chắc đã đẹp.

Nhược điểm lớn nhất của gương mặt Á đông là mặt tròn, mũi không cao nên không tạo hình khối mặt, mặt không có chiều sâu. Đó là lý do phẫu thuật chỉnh sửa mũi ở châu Á thường chiếm số đông. Nhưng khi quyết định “trao mũi” cho bác sĩ thì phần lớn hay nghĩ “sửa có phá tướng không?”. Trên thực tế, chiếc mũi cũng liên quan đến “vận hạn” chủ nhân. Mũi đẹp chưa chắc tốt, cũng như mũi tốt chưa chắc đẹp.
Một chiếc mũi đẹp phải xét tới 2 yếu tố: mỹ học (thẳng, thanh, gọn) và nhân tướng học (không cần thanh nhưng phải thẳng và phải nở trên góc mũi, đầy đặn), độ dài đạt 1/3 khuôn mặt (tính từ chân tóc trán xuống điểm nhố thấp nhất ở cằm) và thành chóp nghiêng chuẩn không bị dị hình lồi lõm.
Theo thuyết Nhân tướng học và Kinh dịch, mũi được chia làm 3 phần. Mỗi phần thể hiện “một khúc” của cuộc đời. Khu vực sống mũi gồm: Sơn căn (gốc mũi giữa hai mắt) biểu hiện cho trí lực, liên quan rất lớn đến sự phát triển của trí óc và tinh thần.
Người có sống mũi cao, gốc mũi cao thường bắt đầu sự nghiệp khá trơn tru cả đường công danh lẫn học tập. Khu vực chuẩn đầu (chóp mũi) biểu hiện cho tiền tài, danh vọng. Hai cánh mũi nếu nở vừa phải, trùm kín 2 lỗ thể hiện cho cuộc sống lứa đôi và gia đình hạnh phúc. Nếu hẹp và xẹp thì lận đận tình duyên và dễ bần hàn về già. Quan điểm tướng số truyền thống cho rằng nếu mũi hanh thông thì cơ thể đầy sinh khí, còn nếu mũi lệch lạc thì sự sống của con người cũng khó mà ổn định và phát triển được.
Đây là lý do phần lớn những người đi sửa mũi ngoài việc làm đẹp còn nghĩ đến chuyện “cải tướng”. Có thể nói, lượng người phẫu thuật chỉnh hình ngực và mắt cũng ngang ngửa chỉnh hình mũi nhưng chỉ những ca sửa mũi mới phải lưu ý về nhân tướng học. Đa phần người đi sửa mũi hay yêu cầu phải giữ quý tướng vốn có của chíêc mũi là vậy. 
Mũi tốt có chắc là đẹp?
Mũi tốt có 4 loại hình dáng. Đứng đầu là mũi lân. Người có mũi lân (như giáo sư Trần Văn Khê) sẽ cực kỳ giàu có về kiến thức hoặc chủ sở hữu một loại kho báu hiếm có ở đời. Kế đến là mũi rồng.
Ngắm cho kỹ chiếc mũi của các vị vua là bạn có thể hình dung được thế nào là mũi rồng – chiếc mũi của tham vọng chính trị, của quyền lực và đa nghi. Bởi thế mà các sách xưa hay vẽ chân Dung Tào Tháo với chiếc mũi rồng. Thân mũi rồng cao, dáng thẳng, khoảng cách giữa 2 chân cánh mũi rộng, đầy đặn; chóp mũi hơi phẳng so với chiều cao thân sống mũi và đầu hơi khằm nhẹ (nhưng không phải mũi két); mô chung quanh chóp mũi dày và nở tốt, 2 cánh mũi nở đều. 
Hinh dang chiec mui lien quan den “van han” con nguoi nhu the nao?
Giáo sư Trần Văn Khê 
Thứ nữa là mũi tỏi và mũi mật. Mũi mật chính là chiếc mũi đầy, ửng đỏ, thể hiện sự giàu sang quyền quý của các quý bà. Diễn viên, ca sĩ Minh Hằng là điển hình của chiếc mũi mật.
Hình dung về chiếc mũi tỏi, bạn có thể nghiên cứu chiếc mũi của nghệ sĩ Ngọc Huyền. Chóp mũi đầy và căng phồng, có ngấn ngăn cách nhẹ với cánh mũi hai bên. Tưởng tượng khi bổ dọc có thể thấy rõ 3 ngấn. Mũi này là không phải là mũi đẹp nhưng tốt tướng. Là chiếc mũi giàu có, thành công, thể hiện cho những người thích danh tính.
Mũi đẹp có chắc tốt?
Tuy nhiên, không nên nhầm mũi tỏi với mũi cà chua, là lọai mũi không tốt, lúc nào cũng đỏ như viêm mũi. Những người mũi cà chua thường hay sợ sệt, kém tự tin và sức khỏe cũng không tốt. Một dạng mũi khác cũng dễ bị lầm với các mũi “quý tướng” là mũi hin. Từ chóp đến chân ngắn, hai cánh phồng và chân cánh mũi chếch cao. Người có mũi này luôn đem phần thắng về mình.
Thật không hay cho các cô gái được ông trời ban cho chiếc mũi lân. Bởi tuy là chiếc mũi của sự giàu có nhưng lại chẳng thể đẹp hài hòa trên một gương mặt nữ tính. Chuyên gia make-up cũng khó lòng che khuyết điểm. Các chuyên gia phẫu thuật cũng khó mà sửa đẹp. Đó là trường hợp của người mẫu Chung Thục Quyên.
Nhìn lại phẫu thuật chỉnh mũi ngày xưa, chúng ta thấy những người đẹp xưa hay thích kiểu mũi hơi khoằm như nghệ sĩ Trà Giang, vì nhìn nó có duyên. Tuy nhiên, mũi này chỉ “có duyên” với đàn ông (nghệ sĩ Quốc Thái và Huy Khánh là ví dụ), còn với phụ nữ thì làm cho gương mặt già đi. Có những người, mũi nhìn vào thấy đứng riêng lẻ trên gương mặt (mũi quá cao trên mặt, không tỉ lệ với cằm, xương trán và gò má hai bên). Xét về khía cạnh thẩm mỹ thì mũi này đẹp nhưng về nhân tướng học thì… cô độc. Chẳng hạn, cô đào nổi tiếng Brigitte Bardot ở thập niên 50-60.  Dù rớt vào cung đào hoa thì về sau cũng cô độc.
Dạng mũi nào đang “mode” hiện nay?
Các cô ngày nay đang chạy theo trào lưu “sửa mũi Hàn Quốc”. Vì đúng là theo kiểu gương mặt Á Đông thì chiếc mũi đẹp chuẩn mực được ưa chuộng là phải vừa be bé xinh xinh vừa thẳng vừa nhỏ.
Theo trào lưu baby face (gương mặt thiên thần, đáng yêu), mốt chỉnh mũi dạo gần đây là nhìn phải... tự nhiên, hơi hỉnh nhẹ như mũi… trẻ con. Nhìn vào vừa có nét dễ thương, vừa pha chút quyến rũ. Trào lưu này cũng đồng thời “cổ súy” cho vẻ đẹp má phính, hai khối mỡ cánh mũi nhô ra. Thật ra, vẻ đẹp này đã được ưa chuộng từ xưa nhưng bây giờ mới phát triển thanh xu hướng. Và do mũi là cơ quan nhô ra dễ gây ấn tượng nhất trong mắt người đối diện nên người ta “quan tâm” đến nó nhiều hơn (theo thuyết “tâm lý sự phát triển của con người”).
Bàn về mũi hỉnh nhẹ thì đây là chiếc mũi có góc chếch nhẹ nhưng góc mũi không rộng và trống hóac như mũi hếch. Trụ mũi và nhân trung tạo ra một góc từ 90-950 khi nhìn nghiêng, làm cho bờ môi trên hơi cong cao và vẩu lên nhẹ, như mũi ca sĩ – diễn viên Minh Hằng. Mũi này đang dần được phụ nữ châu Á thay cho những chíêc mũi sừng sững, đứng thẳng (kiểu mũi khoằm) ngày xưa.
Hinh dang chiec mui lien quan den “van han” con nguoi nhu the nao?
 Ca sĩ - diễn viên Minh Hằng
Những chọn lựa kỹ thuật chỉnh hình mũi
Để tạo hình một chíêc mũi công phu, các chuyên gia phẫu thuật sẽ không thể chỉnh hình xong trước 1 tiếng, đặc biệt là với kỹ thuật đặt sụn nhân tạo. Bởi phải tôn trọng tuyệt đối việc tách lớp, tách cấu trúc của giải phẫu học nhằm tránh cho sống mũi bị lộ về sau và để đảm bảo những đường nét mềm mại của sống mũi.
Kỹ thuật này phải đặt sống mũi nhân tạo dưới lớp màn sương của tháp mũi và dưới lớp mô mềm của phần chop đỉnh mũi, đảm bảo mũi hòan tòan tự nhiên và giữ được nét mềm mại. Có thể nói, trong 6 kỹ thuật chỉnh hình mũi phổ biến hiện nay (nâng mũi bằng silicone, Gortex, sụn vành tai, xương mào chậu hoặc sụn sườn, phối hợp vật liệu nhân tạo và tự thân) thì đây là kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới. Ở Sài Gòn chưa đến 10 bác sĩ biết kỹ thuật này.
Sụn được lấy ở sụn sườn, đưa qua máy xử lý sụn có chức năng loại bỏ những phần không cần thiết và tái tạo lại sụn theo cấu trúc mới. Sụn sau khi tái tạo sẽ có hình dạng sợi và bột để bơm vào mũi.
Chính vì nó ở dạng giống như đặc nhưng không định hình nên phẫu thuật viên dễ dàng nắn chỉnh sống mũi theo ý muốn trong vòng 3 tuần sau phẫu thuật. Như vậy, độ tự nhiên gần như tuyệt đối, không tạo ra các khấc dọc theo 2 bên sống mũi như các loại vật liệu nhân tạo, không bị ửng đỏ đầu mũi, không bị đào thải chất liệu ghép, không bóng da, căng da, dị lệch. Nhược điểm duy nhất là thời gian phẫu thuật lâu và bệnh nhân có một sẹo nhỏ ở ngực, khoảng 1,5- 2cm tùy thuộc thể tích sụn cần lấy
Nguồn: Duyên Dáng Việt Nam (Bài: Ths-Bs Nguyễn Đức Khải - Ảnh: Tư liệu)

Hình đại diện mang tính chất minh họa
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hình dạng chiếc mũi liên quan đến “vận hạn” con người như thế nào?