Ngày 12.7, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) công bố phán quyết đối với những vấn đề Philippines khởi kiện Trung Quốc.
Về“đường 9đoạn” của Trung Quốc
Thông cáo báo chí ngày 12.7 củaTòa Trọng tài thường trực nêu tòađã xem xét kỹ lưỡng yêu sách “đường 9đoạn” và kết luận yêu sách này không có cơ sở pháp lý.
Cụ thể, tòa đã xem xét Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và những quy định về phân bố khu vực hàng hải và quyền của quốc gia ven biển đối với những khu vực này mà công ước này đề cập.
Qua xem xét, tòa thấy rằng cáctuyên bố của Trung Quốc về chủquyền lịch sử đối với các tài nguyên là trái với những quy định trên.
Ngoài ra, tòa ghi nhận có bằng chứng lịch sử cho thấy các nhà hàng hải và ngư dân của Trung Quốc cũng như của các nước khác đã có sử dụng các đảo trên Biển Đông (mặc dù bằng chứng này không đủ để quyết định chủ quyền của các đảo).
Tòa cũng nhận xéttrước khi có UNCLOS, vùng Biển Đông ngoài lãnh hải được tính là một phần hợp pháp của hải phận quốc tế, nơi tàu thuyền các nước có thể tự do di chuyển và đánh bắt hải sản.
Tòa kết luận cáchoạt động hàng hải và đánh bắt của Trung Quốc trên Biển Đông là thực hiện các quyền trên hải phận quốc tế hơn là “chủquyền lịch sử”.
Hơn nữa, không hề có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã từng thực hiện kiểm soát độc quyền Biển Đông. .
Với hai lập luận này, tòa kết luận Trung Quốc không hề có cơ sở pháp lý nào để có quyền tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với các tài nguyên theo các quyền được quy định trong UNCLOS trong vùng biển trong phạm vi "đường 9đoạn".
Về tính chất của các thực thể
Trong 15 vấn đề Philippines gửi lên Tòa Trọng tài thường trực, có 4 vấn đề liên quan đến việc xác định tính chất các thực thể trong quần đảo Trường Sa, bao gồm:
Theo thông cáo báo chí, tòađồng ý với Philippines rằng bãi cạnScarborough, đá Châu Viên và đá Chữ Thập là thực thể nổi khi thủy triều lên (high-tide feature).
Ngoài ra, tình trạng tự nhiên của đá Subi, đá Vành Khăn và bãi Cỏ Mây là chìm dưới nước khi thủy triều lên.
Tuy nhiên, tòa không đồng ý với Philippines về tính chất của đá Gaven và đá Kennan. Tòa cho rằng đá Gaven và đá Kennan là những thực thể nổi khi triều lên.
Dựa trên kết luận này, cùng với việc xem xét điều121 UNCLOS quy định về “đảo” (island) và “đá” (rock), "việc một số thực thể đang bị một số đối tượng chiếm đóng, tiến hành xây dựng và đưa người lên cư trú"cùng với một số chứng cứ lịch sử về “việc sử dụng tạm thời một số thực thể”, tòa kết luận những thực thể nổi khi thủy triều lên trong quần đảo Trường Sa là “đá” hợp pháp và vì vậy không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Về hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông
Với việc xác định tình trạng tự nhiên của đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây và bãi Cỏ Rong chìm dưới nước khi thủy triều lên, tòa kết luận Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế khi:
Về vùng đánh cá truyền thống quanh bãi cạn Scarborough, tòa đồng ý với Philippines rằng Trung Quốc đã ngăn cản bất hợp pháp ngư dân Philippines đánh bắt tại vùng biển gần bãi cạn Scarborough.
Về vấn đề Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS khi không bảo vệ môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây, tòa xác định hành vi xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn đã gây hại cho môi trường rạn san hô, như vậy Trung Quốc đã vi phạm điều192 và điều194 UNCLOS về bảo vệ môi trường biển.
Ngoài ra, ngư dân Trung Quốc còn dùng những phương pháp gây hại môi trườngđể đánh bắt sinh vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Chính quyền Trung Quốc mặc dù biết được nhưng không hề ngăn cản.
Cuối cùng, qua việc nhờ các chuyên gia độc lập xem xét, tòa đồng ý với Philippines rằngtàu thực thi pháp luật của Trung Quốc có hành vi gây nguy hiểm với tàu Philippines trong vùng biển gần bãi cạn Scarborough và điều nàyđã vi phạm nghĩa vụ được quy định trong điều94 UNCLOS.
Về tính nghiêm trọng của tranh chấp giữa các bên
Tòa ghi nhận Trung Quốc đã:
Theo đó, tòa kết luận Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ ngănxảy ra tranh chấpgiữa các bên gia tăng trong thời gian chờ phán quyết.
Cẩm Bình (theo pca-cpa.org)