Ngay sau khi Bộ GD-ĐT lên tiếng sát nhập các trường sư phạm vào với nhau, đại diện các trường đã lên tiếng.

Hiệp hội các trường CĐ, ĐH kiến nghị chưa sáp nhập các trường CĐ sư phạm

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 14/02/2023, 21:17

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT lên tiếng sát nhập các trường sư phạm vào với nhau, đại diện các trường đã lên tiếng.

Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ sáp nhập trường CĐ Sư phạm Lào Cai vào phân hiệu ĐH Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, sáp nhập trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận vào phân hiệu trường ĐH Nông lâm TP.HCM tại tỉnh Ninh Thuận, thành lập phân hiệu của trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Hà Nam trên cơ sở trường CĐ Sư phạm Hà Nam, thành lập phân hiệu ĐH Thái Nguyên tại Hà Giang trên cơ sở trường CĐ Sư phạm Hà Giang. Việc sáp nhập các trường CĐ sư phạm vào ĐH nằm trong đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ GD-ĐT.

Trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng, Hiệp hội nêu, những năm cuối thập niên 80, các trường trung cấp sư phạm phát triển mạnh, nhiều trường nâng cấp thành cao đẳng sư phạm, làm tốt nhiệm vụ đào tạo, nâng cao chất lượng giáo viên phổ thông. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, các cơ sở cao đẳng sư phạm bị thu hẹp đối tượng tuyển sinh do Bộ GD-ĐT đổi mới quy định giáo viên bậc tiểu học trở lên phải có bằng đại học, khiến việc đào tạo trình độ cao đẳng dần bị thay thế.

hoc-sinh-hoang-dieu-2.jpg

Hiệp hội thừa nhận việc tổ chức sắp xếp lại các cơ sở đào tạo trên từng địa bàn, trên cả nước là chủ trương đúng nhưng cần phân biệt việc sáp nhập các trường CĐ nghề và CĐ sư phạm. Hiệp hội lo ngại, hiện tượng thiếu, thừa giáo viên phổ thông trở nên gay gắt trong 5 năm lại đây.

Chương trình giáo dục phổ thông triển khai năm thứ hai, nhưng chưa thấy những dấu hiệu chứng tỏ đội ngũ giáo viên có thể bảo đảm dạy tốt chương trình mới. Cùng với đó, đề án sắp xếp tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập mới các trường sư phạm trọng điểm có những khía cạnh rất đáng lo ngại. Do đó Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng bốn vấn đề.

Thứ nhất: Thực hiện phân tầng hệ thống trường sư phạm thành các cơ sở giáo dục sư phạm ở trung ương (đại học sư phạm, đại học giáo dục trọng điểm), các cơ sở giáo dục sư phạm ở địa phương (các trường/khoa đại học sư phạm địa phương, các trường/khoa cao đẳng sư phạm địa phương). UBND các tỉnh, thành quản lý trực tiếp và giao chỉ tiêu đào tạo, phân công sau tốt nghiệp cho các trường, khoa sư phạm địa phương đào tạo giáo viên mầm non, trung học, trung học cơ sở.

Thứ hai: Hướng tới hệ thống sư phạm mở, các trường sư phạm trở thành trường giáo dục thuộc đại học đa lĩnh vực, hoặc khoa sư phạm trong trường đại học, cao đẳng địa phương.

Thứ ba: Trong khoảng 10 năm tới, việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tổ chức chủ yếu theo địa chỉ, chưa theo cơ chế thị trường hoàn toàn. Trước mắt, chính quyền địa phương cần căn cứ vào nhu cầu thực tế về giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở để giao chỉ tiêu đào tạo, đồng thời với việc nâng chuẩn cho trường cao đẳng, đại học sư phạm địa phương của mình. Với những trường sư phạm chưa đạt chuẩn đại học như quy định, Bộ GD-ĐT cần chỉ đạo cụ thể thực hiện quy trình đào tạo kết hợp: 3 năm (tại trường cao đẳng sư phạm địa phương) + 1 năm (tại trường đại học sư phạm trọng điểm). Mô hình đào tạo này hiện nay đang được nhiều nước áp dụng và xem như một giải pháp quan trọng thực hiện quyền bình đẳng học tập cho học sinh ở các vùng khó khăn.

Thứ tư: Nhà nước cần khuyến khích các địa phương thành lập cụm trường liên kết trên địa bàn của mình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiệp hội các trường CĐ, ĐH kiến nghị chưa sáp nhập các trường CĐ sư phạm