Căn nhà của Prasert Saisamphan từng rất mát mẻ với cây cối bao quanh. Song, thành phố ngày một phát triển, cây xanh bị thay thế bởi bê tông cùng khói bụi khiến người đàn ông 65 tuổi này cảm thấy khó thở.

Hiện tượng 'đảo nhiệt đô thị' đe dọa sức khỏe hàng triệu người

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 13/09/2020, 12:42

Căn nhà của Prasert Saisamphan từng rất mát mẻ với cây cối bao quanh. Song, thành phố ngày một phát triển, cây xanh bị thay thế bởi bê tông cùng khói bụi khiến người đàn ông 65 tuổi này cảm thấy khó thở.

“Lúc tôi 20 tuổi ở đây chưa xây chung cư. Thời tiết đẹp và mát mẻ. Buổi tối chỉ sử dụng quạt, chẳng ai có máy lạnh. Bây giờ ít không khí hơn. Cảm giác như thể tôi không thể hít thở sâu được”, ông Saisamphan chia sẻ.

Quang cảnh nhìn từ ngôi nhà của ông Saisamphan ở trung tâm Bangkok (Thái Lan)bị chi phối bởi những cột chống đường cao tốc cao vút. Phía xa là hàng loạt tòa chung cư mọc lên.

Một cư dân Bangkok khác tên Jurairat Kruephimai cũng cho biết: “Năm nay quá nóng. Nóng đến nỗi tiền điện tăng đáng kể. Tôi phải lắp cả vòi phun nước lên mái nhà”.

Những gì họ cảm thấy không phải tự tưởng tượng ra. Bangkok quả thực đang gặp hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” (UHI) khinhiệt độ khu vực cao hơn vùng xung quanh, đặc biệt vào ban đêm.

Đường xá cùng hạ tầng bê tông ban ngày hấp thụ bức xạ mặt trời, đến ban đêm giải phóng ra. Xe cộ cộng thêm tình trạng không gian xanh mất dần khiến tình hình thêm nghiêm trọng.

Chuyên nghiên cứu “đảo nhiệt đô thị” tại Bangkok, tiến sĩ Sigit Dwiananto Arifwidodo thuộc Kasetsart năm 2012 từng ghi nhận mức chênh lệch nhiệt độ lớn nhất giữa thành thị với nông thôn là 7 độ C. Đến năm 2018, ông lưu ý rằng nhiệt độ do UHI khuếch đại tiếp tục tăng qua mỗi năm.

“Ban đầu chúng tôi rất ngạc nhiên. Khi vẽ ra thì chúng tôi phát hiện khu vực là điểm nóng ngày càng rộng, dữ liệu mới nhất năm 2018 cho thấy gần như toàn bộ thủ đô đều hứng chịu UHI”, tiến sĩ Arifwidodo nói.

Không gian xanh mất dần làm trầm trọng thêm hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” (UHI) - Ảnh: Channel News Asia

Mật độ đô thị cao

Không chỉ mình Bangkok mà nhiều thành phố châu Á với khu vực đô thị mở rộng, giảm không gian xanh, không khí ngột ngạt cũng đối mặt với UHI.

Bên cạnh nhiệt độ cao ban ngày gây hại cho người lao động làm việc ngoài trời thời gian dài, nhiệt độ cao ban đêm nguy hiểm không kém,làm sốc nhiệt hoặc kiệt sức.

Hồng Kông vào tháng 7 từng trải qua đợt nắng nóng 20 ngày liên tiếp. Nắng nóng suốt ngày đêm được xác định tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Giáo sư Kevin Lau thuộc đại học Trung văn Hồng Kông (CUHK) cho biết: “Ban đêm đem lại thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi sau cái nóng ban ngày. Buổi tối nóng nực khiến việc phục hồi kém hiệu quả hơn. Do môi trường sống kém thông thoáng, người sống trong các căn hộ chia nhỏ dễ bị tổn thương”.

Phụ nữ, người lớn tuổi, trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng. Khi dân số thành thị già hóa và đô thị có thêm nhiều dân, tình trạng bệnh vì nhiệt sẽ trầm trọng hơn.

Để giải quyết vấn đề, nhóm nghiên cứu CUHK đề xuất quy hoạch đô thị và thiết kế kiến trúc hợp lý hơn, tăng không gian xanh, xây dựng hệ thống thông khí tự nhiên.

Giáo sư Winston Chow thuộc đại học Quản lý Singapore cho rằng đảo quốc sư tử - nơi ghi nhận mức nhiệt tăng 7 độ C do UHI - có thể áp dụng chiến lược giảm nhiệt độ trên. Biện pháp thêm không gian xanh cho kiến trúc hiện hữu chỉ giúp cải thiện tình hình quy mô nhỏ, kiến trúc mới với thiết kế thân thiện môi trường hơn mới là giải pháp.

Tình hình ở Bangkok khó khăn hơn kế hoạch quy hoạch mới chỉ mang tính tự nguyện, quy định từng địa phương lại phức tạp. Theo tiến sĩ Arifwidodo, biện pháp khả dĩ là thêm mảng xanh cho mỗi tòa nhà đến thời kỳ cải tạo sau 5 - 10 năm.

Một số tỉnh công nghiệp hóa xung quanh Bangkok bắt đầu cảm nhận thấy tác động của UHI. Tiến sĩ Arifwidodo kêu gọi giới chức năng nhanh chóng triển khai biện pháp giảm nhiệt nếu không muốn lâm vào cảnh tồi tệ.

Tương tự, giáo sư Chow nhấn mạnh những đô thị cấp 2 trên khắp Đông Nam Á như Chiang Mai, Surabaya, Đà Nẵng nên sớm cân nhắc phòng chống UHI.

Các chuyên gia đều nhận định UHI khiến bất bình đẳng gia tăng. Máy điều hòa chỉ bảo vệ cho nhóm dân cư sở hữu chúng. Tương lai của người không đủ tiền mua máy điều hòa sẽ trở nên u ám hơn. Hơn nữa, máy điều hòa đơn giản chỉ chuyển hơi nóng từ trong nhà ra ngoài trời chứ chẳng giúp cải thiện tình hình.

“Điều hòa nhiệt độ giống như khi bạn béo lên nhưng không ăn kiêng mà thay vào đó lại mua quần kích thước lớn hơn vậy. Khi dùng máy điều hòa, chúng ta tạo thêm nhiệt, làm tăng nhiệt độ khu vực. Tăng sử dụng dẫn đến tiêu thụ năng lượng tăng và làm gia tăng bất bình đẳng”, tiến sĩ Arifwidodo cho hay.

Cẩm Bình (theo Channel News Asia)
Bài liên quan
Hà Nội: Phê duyệt điều chỉnh khu đô thị công viên công nghệ phần mềm
TP.Hà Nội vừa ra quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị công viên công nghệ phần mềm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiện tượng 'đảo nhiệt đô thị' đe dọa sức khỏe hàng triệu người