HĐXX xét thấy trong vụ án này thiệt hại mà bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra cho Ngân hàng SCB là đặc biệt lớn, điều này có sự tiếp thay không nhỏ của 5 bị cáo đang bị truy nã.
Sự kiện

HĐXX đề nghị làm rõ tài sản của 5 bị cáo bị truy nã trong vụ Vạn Thịnh Phát

Nhã Thanh 08/05/2024 16:09

HĐXX xét thấy trong vụ án này thiệt hại mà bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra cho Ngân hàng SCB là đặc biệt lớn, điều này có sự tiếp thay không nhỏ của 5 bị cáo đang bị truy nã.

Ngày 25.10.2023, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, nhưng họ đã bỏ trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu.

7 bị can này, gồm Nguyễn Thị Thu Sương (nguyên Chủ tịch HĐQT SCB); Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT SCB), Chiêm Minh Dũng (nguyên Phó tổng giám đốc SCB); Trầm Thích Tồn (nguyên thành viên HĐQT SCB); Sun Henry Ka Ziang (thành viên HĐQT SCB); Lam Lee George (nguyên thành viên HĐQT SCB); Nguyễn Lâm Anh Vũ (nguyên Phó giám đốc chi nhánh SCB Bến Thành).

Căn cứ khoản 1 Điều 231 Bộ luật TTHS năm 2015, ngày 29.10.2023, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã đối với 7 bị can.

Theo kết luận của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, sau khi điều tra không rõ bị can ở đâu, chưa có kết quả tương trợ tư pháp về hình sự nên ngày 12.11.2023, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định tách vụ án hình sự “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” liên quan đến hành vi của 2 bị can Henry Sun Ka Ziang và Lee George Lam.

Ngoài ra, CQĐT cũng Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can, Quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với 2 người trên.

vtp-ld.jpg
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: Lao Động

Theo bản án sơ thẩm, HĐXX xét thấy trong vụ án này thiệt hại mà bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra cho Ngân hàng SCB là đặc biệt lớn, điều này có sự tiếp thay không nhỏ của 5 bị cáo đang bị truy nã.

Vì vậy, để có căn cứ giải quyết vụ án đúng quy định, cũng như thu hồi triệt để tài sản cho nhà nước, HĐXX đề nghị Cục C03 Bộ Công an, Viện KSND tối cao trong quá trình điều tra vụ án giai đoạn 2 tiếp tục xác minh, làm rõ đối với tài sản của các bị cáo nêu trên có liên quan đến hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan hay không, để có căn cứ xem xét, giải quyết trong giai đoạn 2 của vụ án.

Nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng

Theo bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM, trong quá trình hoạt động, SCB đã liên tục bị thanh, kiểm tra. Tuy nhiên, từ năm 2012 – 2022, vụ án mới bị phát hiện, khởi tố; điều này cho thấy có nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.

Do đó, thông qua vụ án, HĐXX kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước có giải pháp, như ban hành các quy định hướng dẫn chi tiết hoạt động hợp nhất, sáp nhập, tái cơ cấu, thanh tra và giám sát đối với các tổ chức tín dụng để khắc phục, phòng ngừa vi phạm.

Ngoài ra, theo HĐXX, việc xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm cùng một số vụ án kinh tế trong thời gian qua đã cho thấy xuất hiện tình trạng các bị cáo lợi dụng chính sách thông thoáng của nhà nước trong công tác đăng ký, cấp giấy phép. Nhiều bị cáo thành lập hàng loạt công ty, doanh nghiệp nhưng không kinh doanh mà phục vụ mục đích phi pháp.

“Việc thành lập doanh nghiệp quá dễ dàng trở thành phương thức, thủ đoạn để các bị cáo trong vụ án thực hiện hành vi phạm tội”, HĐXX phân tích.

Từ đó, HĐXX kiến nghị Chính phủ, Bộ KH-ĐT, các cơ quan có chức năng liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước về việc đăng ký thành lập và quản lý doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ đầu vào và công tác hậu kiểm…

truong-my-lan-tien-phong-.jpg
Quang cảnh tại phiên tòa xét xử - Ảnh: Tiền Phong

HĐXX cũng nhận định rằng hoạt động cấp tín dụng tại SCB có tình trạng, tài sản đảm bảo của các khoản vay là quyền tài sản, các dự án chưa đủ pháp lý theo quy định; theo đó SCB không thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo. Hậu quả là những tài sản trên không đủ điều kiện xử lý khi khoản vay bị phân loại nợ xấu.

Do đó, HĐXX TAND TP.HCM kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có quy định chi tiết điều kiện về tài sản đảm bảo tại tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo các khoản vay có khả năng thu hồi.

Ngoài ra, trong vụ án này, HĐXX nhận thấy bị cáo Trương Mỹ Lan đã sử dụng tiền của SCB để nhận chuyển nhượng, đầu tư nhiều dự án bất động sản, tuy nhiên có nhiều dự án chưa đủ về mặt pháp lý, chưa được làm rõ, kê biên nên HĐXX chưa có căn cứ để xem xét, giải quyết trong vụ án này.

Theo đó, để có căn cứ giải quyết vụ án cung như thu hồi triệt để tài sản cho nhà nước, khắc phục hậu quả, HĐXX kiến nghị Cục C03 Bộ Công an, Viện KSND tối cao trong quá trình điều tra vụ án giai đoạn 2 tiếp tục xác minh, làm rõ các tài sản bất động sản, các dự án chưa được xử lý trong vụ án mà Trương Mỹ Lan hợp tác, giao dịch để xác định đúng bản chất các giao dịch, nhằm xác định tài sản và hành vi sai phạm của cá nhân, tổ chức liên quan (nếu có).

Bài liên quan
Chồng và cháu gái bà Trương Mỹ Lan kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt
Bị cáo Chu Lập Cơ và Trương Huệ Vân có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
HĐXX đề nghị làm rõ tài sản của 5 bị cáo bị truy nã trong vụ Vạn Thịnh Phát