Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra tại các tỉnh phía Nam nghiêm trọng, đầu tháng 11 này, Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2021-2025 đã tổ chức hội nghị trực tuyến dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhằm lấy ý kiến hoàn thiện quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là tin vui cho ĐBSCL.

Hậu COVID-19, ĐBSCL vẫn còn nhiều cơ hội

Văn Kim Khanh | 09/11/2021, 19:39

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra tại các tỉnh phía Nam nghiêm trọng, đầu tháng 11 này, Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2021-2025 đã tổ chức hội nghị trực tuyến dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhằm lấy ý kiến hoàn thiện quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là tin vui cho ĐBSCL.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việc Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cho rằng đợt dịch COVID-19 này ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng. Nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề: công nghiệp, giao thông, thương mại dịch vụ, du lịch... hạn chế quá trình phát triển kinh tế của toàn khu vực. ĐBSCL  chiếm khoảng 20% dân số, 12% diện tích và đóng góp 15,4% GDP cả nước.

nn-hien-dai-dbscl.jpg
Nông nghiệp ĐBSCL đã được cơ giới hóa - Ảnh: TTXVN

Chưa bao giờ ĐBSCL lại đứng trước nhiều thách thức như hiện nay, đó là các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, quá trình hoạch định và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng còn nhiều bất cập. ĐBSCL có nhiều vấn đề cần giải quyết trên đường phát triển: mối đe dọa địa giới hành chính biến thành địa giới kinh tế làm yếu đi sự liên kết toàn vùng; Cơ sở hạ tầng còn yếu kém; Tăng trưởng chưa bền vững; Hạn chế về nguồn tài nguyên, thiếu lao động có kỹ năng, năng suất lao động kém; Chảy máu chất xám và lao động; Tụt hậu về trình độ công nghệ; Đối phó với biến đổi khí hậu với quy mô lớn trong tương lai; Vai trò an ninh lương thực, độc canh lúa làm cho ĐBSCL chậm phát triển so với nơi khác...

Đầu tháng 11 này, Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025 đã tổ chức hội nghị trực tuyến dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng, nhằm lấy ý kiến hoàn thiện quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng quy hoạch vùng ĐBSCL có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, có động lực tăng trưởng lớn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tập trung cao cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL trong nhiệm kỳ này. Cả nước có 6 vùng kinh tế xã hội thì quy hoạch vùng ĐBSCL là quy hoạch vùng đầu tiên

Quy hoạch vùng ĐBSCL bao gồm vùng sản xuất, hạ tầng giao thông, hệ thống ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống xâm nhập mặn, hệ thống tưới tiêu… Phó thủ tướng đề nghị các bộ, địa phương thảo luận, đóng góp ý kiến hoàn thiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước khi tổ chức Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định theo quy định

Ngoài khoản vay 2 tỷ USD, Phó thủ tướng cho biết Chính phủ dự kiến huy động, bố trí thêm nguồn vốn cho một số công trình trong vùng, đặc biệt là một số tuyến giao thông. Phó thủ tướng đề nghị thảo luận thêm về khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

tp-can-tho.jpg
 Cần Thơ trung tâm ĐBSCL - Ảnh: Văn Kim Khanh

Năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững vùng ĐSBCL thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó đặt ra nhiệm vụ xây dựng quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp, đa ngành. Nghị quyết 120/NQ-CP giúp ĐBSCL nhận diện xu thế phát triển; tham gia vào toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ; Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; Tự do hóa thương mại; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế; Đa dạng hóa nông nghiệp; Công nghiệp hóa - Kinh tế tri thức - Hợp tác liên vùng; Xây dựng thương hiệu chung; Tăng hiệu quả đầu tư công... Từ đó tạo ra sự phát triển toàn diện cho ĐBSCL.

san-xuat-minh-phu-hg.jpg
Công nghiệp ĐBSCL có triển vọng lớn - Ảnh: TTXVN

Bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, phân tích: Quy hoạch vùng có yếu tố không gian, nền tảng cụ thể cho các quy hoạch ngành. Đồng thời, liên quan trực tiếp đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện sinh hoạt và phát triển dân cư đô thị và là cơ sở để kêu gọi đầu tư ở các địa phương. Do đó, quy hoạch vùng và các quy hoạch ngành cần có tính thống nhất. Đơn vị tư vấn nên rà soát, tích hợp các quy hoạch ngành vào quy hoạch vùng. Trên cơ sở này các địa phương khi thực hiện quy hoạch, triển khai các chương trình, dự án sẽ thuận lợi hơn.

Như vậy, ngoài những khó khăn thử thách trước mắt, Chính phủ và các tỉnh ĐBSCL đang có nhiều sự chuẩn bị cho tương lai. Cơ hội của ĐBSCL phía trước vẫn là một bức tranh sáng màu khi cả vùng đang vượt qua đại dịch để đến bến bờ tương lai.

 “Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”. 

Bài liên quan
Tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm nghẽn
Theo Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Việt Trường, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất nhiều tiềm năng, cần nguồn vốn đầu tư lớn trên đường phát triển, tuy nhiên tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm khó khăn cần tháo gỡ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hậu COVID-19, ĐBSCL vẫn còn nhiều cơ hội