Ông Trần Phương Bình khai bản thân làm giáo viên tại TP.HCM nhiều năm trước khi trở thành Phó tổng giám đốc của Ngân hàng Đông Á vào năm 1997. Trước khi bị bắt, ông giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng này.

Hành trình từ giáo viên trở thành lãnh đạo Ngân hàng Đông Á của ông Trần Phương Bình

Hạ Kỳ | 28/11/2018, 18:30

Ông Trần Phương Bình khai bản thân làm giáo viên tại TP.HCM nhiều năm trước khi trở thành Phó tổng giám đốc của Ngân hàng Đông Á vào năm 1997. Trước khi bị bắt, ông giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng này.

Chiều 28.11, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (Ngân hàng Đông Á).

Theo đó, bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, 43 tuổi) và Nguyễn Thị Ái Lan (45 tuổi, nguyên Trưởng phòng nguồn vốn Hội sở Ngân hàng Đông Á) bị cách ly tại trại giam.
Vợ chồng cùng làm lãnh đạo một ngân hàng
Mở đầu phần thẩm vấn, bị cáo Bình thừa nhận hành vi, nội dung đúng như cáo trạng. Ngoài 21 hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản và 6 hành vi cố ý mà bị cáo bị truy tố trong cáo trạng thì 6 hành vi đã bị Cơ quan điều tra tách ra là đúng. Ông Bình cho biết trước khi về làm việc tại Ngân hàng Đông Á, ông là giáo viên tại TP.HCM.
Cụ thể, bị cáo Bình cho biết bản thân là giáo viên của trường Trung cấp tài chính TP.HCM từ năm 1983 – 1992. Ngày 1.7.1992, ông Bình chính thức về giữ chức Phó tổng giám đốc cho Ngân hàng Đông Á khi ngân hàng này mới thành lập, nhưng trước đó bị cáo cũng có tham gia viết đề án thành lập ngân hàng này.

“Bị cáo học đại học kinh tế từ 1978 – 1982 với chuyên ngành kinh tế thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm 1983, bị cáo về trường Trung cấp tài chính TP.HCMgiảng dạy về các môn chuyên ngành bị cáo học”, ông Bình khai.

Ông Trần Phương Bình và các đồng phạm tại phiên xử.

Khi HĐXX hỏi về vốn điều lệ và vốn pháp định thời điểm Trần Phương Bình về làm việc, ông Bìnhtrình bày: “Năm 1992, thời điểm đó vốn điều lệ bằng vốn pháp định của DAB là 20 tỉ đồng. Còn về số lần thay đổi vốn điều lệ của Ngân hàng Đông Á đến nay, bị cáo không nhớ rõ”.

Tại thời điểm thành lập, ngườiđại diện pháp luật của Ngân hàng Đông Á là Tổng giám đốc Ngô Đình Ngôn (nguyên là Phó giám đốc Vietinbank TP.HCM), Chủ tịch HĐQT là bà Cao Thị Ngọc Dung (vợ ông Bình). Ông Bình cho biết với loại hình ngân hàng cổ phần, Ngân hàng Đông Á có số lượng cổ đông sáng lập rất hạn chế thời điểm thành lâp.

Theo đó, cổ đông chủ yếu là Công ty vàng bạc Phú Nhuận góp 8 tỉđồng (40% cổ phần), Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận cũng chiếm 40 % cổ phần và một số cổ đông nhỏ lẻ khác chiếm phần còn lại số vốn pháp định của ngân hàng.

HĐXX đặt ra nghi vấn, theo quy định của pháp luật với loại hình ngân hàng cổ phần thì "việc vợ bị cáo là Chủ tịch HĐQT, bị cáo là Phó Tổng giám đốc thì có bị vi phạm pháp luật không?".

Trả lời chất vấn, bị cáo Bình cho biết thời điểm đó, chuyện này không hề vướng mắc về mặt pháp luật. Còn nếu xét vào thời điểm hiện nay, thì loại hình ngân hàng cổ phần và cơ cấu tổ chức người thân như trên là vi phạm pháp luật, "bị cáo cùng vợ không thể tham gia vào ban điều hành ngân hàng được". Ông Bình còn cho rằng vợ ông là bà Cao Thị Ngọc Dung đã chính thức từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á từ năm 2017.

Trần Phương Bình gây thiệt hại 3.608 tỉđồng

Theo hồ sơ vụ án, ông Trần Phương Bình lợi dụng vai trò là Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTD Ngân hàng Đông Á, đã chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi sai nguyên tắc 1.160 tỉđồng để mua 74,2 triệu cổ phần ngân hàng này. Ông Bìnhcòn xuất quỹ sai nguyên tắc 497,8 tỉđồng để mua 13,9 triệu USD chuyển cho Vũ "nhôm" và mua cổ phần ngân hàng. Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á còn bị cáo buộc sử dụng 358,8 tỉđồng của ngân hàng để tiêu xài cá nhân.
Ngoài ra, ông Bình còn bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi sai nguyên tắc 467,8 tỉđồng để chi lãi ngoài. Ông ta xuất khẩu vàng trái phép gây thiệt hại 611,6 tỉđồng, kinh doanh ngoại hối trái phép khiến ngân hàng thất thoát 384,8 tỉđồng và hàng loạt sai phạm khác.
Hậu quả từ các hành vi trên đã khiến DAB thiệt hại 3.608 tỉđồng, trong đó hành vi "Lạm dụng quyền hạn chiếm đoạt tài sản" gây thất thoát 2.057 tỉđồng và "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" gây thiệt hại 1.551 tỉđồng.
Hạ Kỳ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hành trình từ giáo viên trở thành lãnh đạo Ngân hàng Đông Á của ông Trần Phương Bình