“Tứ động tâm” là 4 điểm dừng chân linh thiêng của Phật tử, gắn liền với 4 giai đoạn trong cuộc đời đức Phật, từ lúc đản sanh đến khi nhập niết bàn. Hành trình du lịch tâm linh đến miền đất Phật, Ấn Độ và Nepal chính là một trải nghiệm thú vị của 'tứ động tâm'.

Hành hương về miền đất Phật chiêm bái 'tứ động tâm'

Sử dụng tư liệu | 22/09/2016, 16:46

“Tứ động tâm” là 4 điểm dừng chân linh thiêng của Phật tử, gắn liền với 4 giai đoạn trong cuộc đời đức Phật, từ lúc đản sanh đến khi nhập niết bàn. Hành trình du lịch tâm linh đến miền đất Phật, Ấn Độ và Nepal chính là một trải nghiệm thú vị của 'tứ động tâm'.

Lumbini (Lâm Tỳ Ni) - Nơi đức Phật đản sanh

Lumbini (Lâm-tỳ-ni) ở Nepal

Lumbini tọa lạc dưới chân dãy Himalaya, cách kinh thànhKapilavastu (Ca Tỳ La Vệ)xưa 25km về phía Đông, nằm giáp biên giới Ấn Độ - Nepal. Đây là nơi hoàng hậuMayadevi(Ma-da) hạ sanh Thái tử Siddhartha Gautama (Tất Đạt Đa), người sau này trở thành Phật Thích Ca, khai sáng nên một tôn giáo của Từ bi và Trí tuệ. Viếng thăm Lumbini với điểm hành hương nổi bật nhất tại đây là khu vườn thiêng gồm những thánh tích quan trọng như: hồ Puskarni là nơi hoàng hậu Ma-da đã làm lễ tẩy trần trước khi hạ sanh Thái tử, đền Mayadevi là nơi có phiến đá in hình dấu chân Phật, đánh dấu chính xác nơi Thái tử đản sanh và trụ đá vua Asoka (A Dục) với dòng chữ xác nhận điểm đến linh thiêng Lumbini.

Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) - nơi đức Phật thành đạo

Bodh Gaya, điểm đến chiêm bái của hàng triệu phật tử

Bodh Gaya là một thành phố ở quận Gaya, Bihar, Ấn Độ. Đây là nơi Đức Phật sau 49 ngày đêm thiền định dưới cây bồ đề đã chứng thành Phật quả. Sảnh lễ tại Bodh Gaya, dù đã trải qua hàng nghìn năm nhưng bạn vẫn sẽ cảm nhận được ánh từ quang giác ngộ tỏa chiếu muôn nơi, đem đến cho lòng người sự an lành, thanh tịnh và niềm hoan hỷ. Điểm quyến rũ của Bodh Gaya là ngôi đền Mahabodhi (Đại giác ngộ tự), được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2002. Chánh điện đặt pho tượng Phật mạ vàng uy nghiêm, luôn là điểm đến linh thiêng đối với hàng triệu Phật tử.

Sarnath (Vườn Lộc Uyển) -Nơi đức Phật chuyển Pháp luân

Sarnath, một trong 'tứ động tâm'

Cách thành phố Varasani khoảng 10 km, Sarnath là thánh địa trong lịch sử Phật giáo, ghi dấu ấn nơi diễn ra buổi thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật cho năm vị tu khổ hạnh Kiều Trần Như về quy luật tự nhiên của vạn vật. Sự kiện này được mệnh danh là “Chuyển Pháp luân”, nghĩa là Đức Phật chuyển bánh xe pháp, đánh dấu một kỷ nguyên huy hoàng, rực rỡ của một tôn giáo tồn tại hơn 2.500 năm. Đảnh lễ tại Sarnath là dịp để bạn chiêm bái ngọn đại tháp Dhamekh với những nét hoa văn độc đáo; viếng thăm ngôi tháp nhỏ do vua Asoka (A Dục) xây cất, mô phỏng lại hoạt cảnh thỉnh pháp vô cùng ấn tượng của năm vị tu khổ hạnh ngồi quanh Đức Phật. Theo dòng thời gian, mặc dù bị tàn phá nhưng Sarnath với hình ảnh Đức Phật vẫn là nơi Phật tử đi - về.

Kushinagar (Câu Thi Na)– Nơi đức Phật nhập Niết bàn

Khuôn viên tháp Trà Tỳ

Như cánh chim chao lượn không biết mệt mỏi sau 49 năm giáo hóa, đặt dấu chân lên khắp một vùng rộng lớn của sông Hằng, Đức Phật đã nhập Vô dư y Niết bàn tại Kushinagar sau khi nhận thọ ân bữa ăn của bác thợ rèn Chunda. Hành hương đến vùng đất chất chứa nỗi niềm mênh mang, u hoài này, bạn có thể chiêm bái nơi Đức Phật thuyết pháp cuối cùng tại điện thờ Mathakuar, chùa và tháp Đại Bát Niết bàn là nơi Đức Phật nhập diệt, tháp trà tỳ Angrachaya là nơi trà tỳ kim thân Đức Phật và tháp phân chia xá lợi Rambhar là nơi làm lễ hỏa táng Đức Phật.

Và các điểm đến đặc sắc khác

Đền Taj Mahal nổi tiếng ở Ấn Độ

Bên cạnh bốn điểm dừng chân chính, hành trình sẽ đưa bạn đến những địa danh, những danh thắng nổi tiếng tại Ấn Độ như: (tháp Hòa Bình), núi Linh Thứu, Vườn xoài của danh y Kỳ-bà, bảo tàng Sarnarth, tháp Chaukhandi, Đại tháp Rambhar, Sravasti (thành Xá Vệ); Kỳ Viên Tịnh Xá (Jetavana Vihara)… Đặc biệt, ngôi đền Taj Mahal, một trong bảy kỳ quan thế giới mới, gắn liền với tình yêu bất diệt của đức vua Sha Jhehan dành cho hoàng hậu của mình, hay pháo đài Agra vĩ đại – sự kết hợp hài hòa giữa đá sa thạch đỏ và cẩm thạch trắng cũng mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.

Bảo Anh (TL TST Tourist)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
4 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hành hương về miền đất Phật chiêm bái 'tứ động tâm'