Mặc dù nằm trong kế hoạch di dời của chủ trương cải tạo cảnh quan của TP.HCM nhưng hiện nay hàng trăm hộ dân sống dọc kênh Tẻ, quận 7 vẫn bất chấp nguy hiểm sống trong những ngôi nhà tạm bợ sắp sập.

Hàng trăm hộ dân sống trong những căn nhà sụt lún, chờ sập

Một Thế Giới | 17/09/2015, 12:56

Mặc dù nằm trong kế hoạch di dời của chủ trương cải tạo cảnh quan của TP.HCM nhưng hiện nay hàng trăm hộ dân sống dọc kênh Tẻ, quận 7 vẫn bất chấp nguy hiểm sống trong những ngôi nhà tạm bợ sắp sập.

Mưa gió không dám ở trong nhà
Theo ghi nhận của phóng viên báo điện tử Một Thế Giới hiện nay các căn nhà dọc kênh Tẻ đã bị nghiêng ngã, mỗi khi có đợt gió to những miếng ván trên sàn nhà, trụ nhà có biểu hiện sụt lún, rung chuyển nhưng các hộ dân ở đây vẫn cố sống bám trụ.
Nhìn vào những căn nhà mục nát, xuống cấp trầm trọng như muốn đổ sập bất cứ lúc nào khiến người bước vào luôn nớp nớp lo sợ bị rớt xuống kênh bởi các tấm gỗ đã mục. Những sàn nhà chỉ được làm chắp vá bằng những tấm gỗ, ở dưới căn nhà được chống đỡ bằng những cây gỗ, do thời gian và nước thủy triều lên xuống khiến những cây gỗ này bị mục, nước ăn mòn.
Hang tram ho dan song trong nhung can nha sut lun
Hang tram ho dan song trong nhung can nha sut lun
 Nhiều căn nhà xuống cấp, sụt, lún, nghiêng ngã có nguy cơ đổ sập bất cứ khi nào
Bà Dư Thị Huệ (55 tuổi, ở địa chỉ 33.8 đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Kiểng, quận 7 cho biết: “Tới đâu hay tới đó, giờ chưa có tiền bồi thường mà mua nhà ở Sài Gòn với giá vài trăm triệu đâu có dễ nên cứ ở vậy, biết là nguy hiểm nhưng vẫn phải ở thôi. Mỗi khi mưa gió là phải chạy qua bên đường đứng chứ đâu dám ở trong nhà lỡ may nhà sập đè vào người. Cứ nghe nói cơ quan chức năng đền bù mà tới giờ vẫn chưa thấy để mua nhà nên sao mà đi được”.
Chỉ tay về căn nhà xuống cấp nghiêng vẹo bà Võ Thị Mỹ (76 tuổi) ở địa chỉ 25/15 đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Kiểng, quận 7 nói: “Căn nhà này tôi mua lại của người ta trước năm 1975, nhà tôi rộng hơn 100m2 mà được bồi thường với giá chỉ hơn 500 triệu đồng thì sao mà đủ tiền đi mua được căn nhà mà ở. Căn nhà nằm trong dự án di dời khỏi khu vực kênh Tẻ nên mình là người dân cũng phải tuân theo quy định. Chỉ mong sao mức giá bồi thường phù hợp để người dân có thể có chỗ ở đàng hoàng”.
Hang tram ho dan song trong nhung can nha sut lun
 Bà Võ Thị Mỹ đang sống trong căn nhà xuống cấp trầm trọng, mỗi khi trời mưa là không dám ở trong nhà
Dọc đường Trần Xuân Soạn phía bên bờ kênh Tẻ có hàng trăm nhà dân được xây dựng tạm bợ, bằng những cây gỗ chống làm trụ dưới kênh. Do xây dựng lâu năm nước ăn mòn nên những trụ nhà này bị sụt lún, hư hỏng khiến nhà nghiêng, sụt lún nhưng các hộ dân vẫn bất chấp nguy hiểm, tiếp tục sinh sống.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng người dân có 2 căn nhà trong diện giải tỏa bức xúc nói: “Đến nay chúng tôi vẫn chưa chuyển đi do tiền bồi thường chưa thỏa đáng không đủ để mua căn nhà ở nơi khác. Những hộ dân sinh sống ở đây bằng nghề kinh doanh buôn bán nhỏ giờ chuyển đi nơi khác với số tiền như vậy sao đủ mua nhà chưa nói đến chuyện có vốn mà làm ăn. Chính vì thế mặc dù biết những căn nhà xuống cấp, nguy hiểm có nguy cơ đổ sập bất cứ khi nào nhưng không dám sửa vì sợ lực lượng chức năng đến tháo dỡ nên vẫn phải tiếp tục bám trụ ngày nào hay ngày đó”.
Hang tram ho dan song trong nhung can nha sut lun
Hang tram ho dan song trong nhung can nha sut lun
 Nhiều căn nhà được đền bù đã di dời
Chính quyền vận động để người dân di dời
Ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND phường Tân Kiểng, quận 7, TP.HCM cho biết: “Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn đã di dời trên 50%. Cụ thể 72/130 hộ dân đã kí nhận di dời. Phường sẽ làm việc trên cơ sở hỗ trợ một cách thuận lợi nhất vì vậy đa phần người dân đồng tình. Bây giờ các hộ còn lại chỉ chờ nhận tiền bồi thường là di dời”.
Đại diện Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng quận 7 cũng cho biết, Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng và chính quyền địa phương sẽ tiếp tục vận động người dân không sinh sống ở những căn nhà xuống cấp có nguy cơ sập đổ, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Hiện quận đang tiếp tục thỏa thuận với các hộ dân còn lại về giá nền và giá nhà tái định cư.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM trong giai đoạn 2015-2020, thành phố sẽ di dời 12.000 căn nhà ven kênh rạch với tổng kinh phí là 12.400 tỉ đồng.
Lê Quyết

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng trăm hộ dân sống trong những căn nhà sụt lún, chờ sập